Những điều cần biết về đau bụng kinh tuổi dậy thì. Xem ngay!

Đau bụng kinh tuổi dậy thì là thuật ngữ y học chỉ tình trạng đau bụng do các cơn co thắt tử cung xuất hiện ở tuổi thiếu niên. Đau bụng kinh khá phổ biến và cũng có thể là dấu hiệu do rối loạn các cơ quan sinh sản gây ra.  

Đau bụng kinh tuổi dậy thì là gì?

Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì chỉ những kỳ kinh nguyệt đau đớn và khó chịu. Có 2 loại đau bụng kinh ở tuổi dậy thì:

  • Nguyên phát: Loại này bắt đầu ngay khi bạn gái có kinh lần đầu tiên, cơn đau có thể giảm dần theo thời gian.
  • Thứ phát: Loại này do vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như tăng trưởng hoặc viêm nhiễm, thường bắt đầu muộn hơn. 

dau-bung-kinh-tuoi-day-thi-can-tro-rat-nhieu-hoat-dong-hang-ngay

Đau bụng kinh tuổi dậy thì cản trở rất nhiều hoạt động hàng ngày

Nguyên nhân nào gây ra đau bụng kinh ở tuổi dậy thì?

Hầu hết đau bụng kinh ở tuổi dậy thì là do tử cung co thắt quá mức, điều này do thay đổi mức độ hormone prostaglandin - Gây ra các cơn co thắt tử cung. Theo các nhà khoa học, đau bụng kinh tuổi dậy thì thường liên quan tới yếu tố như cổ tử cung, thần kinh, tâm lý và nội tiết tố. Trong đó, nội tiết tố được chú ý nhất bởi khi đến ngày hành kinh, niêm mạc tử cung dưới tác dụng của hormone nội tiết tố sẽ tiết ra chất gây co thắt tử cung (prostaglandin) để tống máu ra ngoài. 

Đa phần đau bụng kinh sinh lý ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt.

Đau bụng kinh thứ phát thường do các bệnh phụ khoa gây ra như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, nhiễm trùng vùng chậu,...

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân đau bụng kinh ở tuổi dậy thì là khí huyết ứ trệ, hệ miễn dịch bị suy giảm, tăng gốc tự do. Vì vậy, để chấm dứt tình trạng này, cần phải tác động đến được các nguyên nhân trên.

Các triệu chứng đau bụng kinh ở tuổi teen là gì?

Các triệu chứng có thể xảy ra khác nhau ở mỗi thanh thiếu niên. Tuy nhiên, đau bụng kinh ở tuổi dậy thì có các triệu chứng điển hình như sau:

  • Đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng bụng dưới, đau lưng và có thể lan xuống 2 bên chân.
  • Buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, nhức đầu, tiêu chảy, thậm chí là ngất xỉu.

Các triệu chứng này thường xảy ra trước khi bắt đầu có máu kinh xuất hiện. Cơn đau có thể kéo dài từ 1-2 ngày hoặc hơn, sau đó giảm dần vào cuối kỳ. Các triệu chứng của đau bụng kinh thứ phát có thể bắt đầu vài ngày trước khi máu kinh bắt đầu. Cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn và kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần hoặc lâu hơn.

dau-bung-kinh-tuoi-day-thi-thuong-kem-theo-buon-non-va-tieu-chay

Đau bụng kinh tuổi dậy thì thường kèm theo buồn nôn và tiêu chảy

Một bé gái có nhiều nguy cơ bị đau bụng kinh hơn nếu:

  • Có kinh lần đầu tiên khi đang còn nhỏ tuổi.
  • Kinh nguyệt dài và nhiều.
  • Tiền sử gia đình có mẹ hoặc chị em gái bị đau bụng kinh.
  • Hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ bị đau bụng kinh.

>>>Xem thêm: Đến tháng đau bụng kinh buồn nôn có nguy hiểm không?

Làm thế nào để chẩn đoán đau bụng kinh ở tuổi dậy thì?

Để chẩn đoán một cách chính xác tình trạng đau bụng kinh, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử sức khỏe của bạn và có thể thực hiện:

  • Siêu âm: Siêu âm được sử dụng để đánh giá lưu lượng máu.
  • Nội soi ổ bụng: Thủ thuật này sử dụng một ống mỏng có thấu kính và đèn chiếu sáng. Ống soi được đưa vào một vết cắt (rạch) nhỏ trên thành bụng. Bác sĩ có thể thấy sự phát triển bất thường ở xương chậu và bụng.
  • Nội soi tử cung: Đây là một cuộc kiểm tra cổ tử cung và bên trong tử cung. Nó được thực hiện với một công cụ quan sát đưa qua âm đạo.

Điều trị đau bụng kinh ở tuổi dậy thì như thế nào?

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào triệu chứng, tuổi tác, sức khỏe chung của người mắc. Các lựa chọn điều trị bao gồm: 

Sử dụng thuốc để chữa đau bụng kinh tuổi dậy thì

Trong tây y, để điều trị đau bụng kinh ở tuổi dậy thì mục tiêu thường tập trung vào việc giảm sản xuất hormone prostaglandin. Có 2 loại thuốc được dùng phổ biến là thuốc chống viêm NSAIDs và thuốc tránh thai nội tiết.

  • NSAIDs (ibuprofen, aspirin,...) giúp ngăn chặn sản xuất prostaglandin, từ đó làm giảm đau bụng kinh nhanh chóng. Tuy nhiên, việc dùng NSAIDs lâu dài có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, tránh sử dụng khi bụng đói.
  • Thuốc tránh thai nội tiết tố làm mỏng niêm mạc tử cung và hạn chế sản xuất prostaglandin. Do đó, sử dụng thuốc tránh thai nội tiết có thể giúp giảm đau bụng kinh ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần theo chỉ định và liều dùng của bác sĩ.

Thuoc-tay-giup-giam-dau-bung-kinh-nhanh-nhung-de-lai-tac-dung-phu

Thuốc tây giúp giảm đau bụng kinh nhanh nhưng để lại tác dụng phụ

Các biện pháp chữa đau bụng kinh ở tuổi dậy thì tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng một số cách làm giảm đau bụng kinh ở tuổi dậy thì tại nhà như: 

  • Chườm bụng dưới bằng chai hoặc túi nước ấm; Massage bàn chân cho bớt đau vì ở vị trí đó có những huyệt đạo liên quan tới vùng chậu; Ngâm chân trong nước ấm pha muối giúp thư giãn; Giã hoặc cắt lát gừng, chườm vào vùng bụng dưới 5-7 phút, sức nóng của gừng sẽ giúp làm dịu những cơn đau. Ngoài ra, bạn có thể xoa dầu nóng ở vùng bụng giúp máu lưu thông dễ dàng, đồng thời, massage nhẹ nhàng phần bụng dưới khi đang có kinh giúp giảm đau hiệu quả.
  • Ngải cứu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, chữa đau bụng kinh tuổi dậy thì hiệu quả. Bạn có thể lấy ít lá ngải cứu giã nát rồi pha với nước ấm uống mỗi ngày 2 lần. 
  • Trong thời gian hành kinh, bạn không nên luyện tập thể thao và lao động nặng. Chỉ nên ngồi thiền, tập yoga nhẹ nhàng để ngăn ngừa những cơn đau bụng kinh. Tránh căng thẳng stress, nên nghỉ ngơi thoải mái. 
  • Chú ý chế độ ăn chứa nhiều sắt và magie thông qua các loại hạt và ngũ cốc. Đặc biệt, các loại hạt như hạt bí ngô, hạt lanh, hướng dương và hạt vừng chứa hàm lượng kẽm khá cao giúp làm giảm đau bụng kinh nên bạn có thể ưu tiên sử dụng.
  • Nên ăn thực phẩm chứa nhiều omega 3 như cá hồi, cá ngừ và quả óc chó. Omega-3 là một chất kháng viêm tự nhiên nên vừa an toàn lại giảm nhẹ sự co bóp của cơ trơn tử cung trong những ngày hành kinh.

An-cac-loai-ca-beo-giup-giam-nhung-con-dau-bung-kinh

Ăn các loại cá béo giúp giảm những cơn đau bụng kinh

Cải thiện đau bụng kinh ở tuổi dậy thì bằng sản phẩm thảo dược

Việc sử dụng các phương pháp tại nhà có thể làm dịu cơn đau bụng kinh nhưng sẽ không chấm dứt được hoàn toàn, còn dùng thuốc tây y chỉ giải quyết được phần ngọn mà chưa tác động đến được nguyên nhân cốt lõi, thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm Phụ Lạc Cao EX. Sản phẩm có thành phần chính N-acetyl-L-cysteine đã được nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới có tác dụng làm giảm chứng đau bụng kinh, hạn chế sự phát triển của các mô lạc nội mạc tử cung. Ngoài ra, sản phẩm còn có sự kết hợp của các thảo dược quý như đan sâm, đương quy, nga truật, sài hồ bắc, hương phụ giúp hành khí, phá huyết, bổ máu, điều hòa kinh nguyệt, từ đó có tác dụng hỗ trợ điều trị đau bụng kinh và lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ.

Để giảm đau bụng kinh tuổi dậy thì, bên cạnh việc duy trì một lối sống khoa học, sinh hoạt lành mạnh, làm theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm Phụ Lạc Cao EX mỗi ngày.

Ngoài những thông tin trên thì còn rất nhiều vấn đề liên quan đến đau bụng kinh tuổi dậy thì như chế độ dinh dưỡng, mẹo giảm đau bụng kinh nhanh chóng, những vấn đề cần lưu ý khi đau bụng bụng kinh, nếu có câu hỏi nào về các vấn đề này, hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận bên dưới, chuyên gia sẽ tư vấn cụ thể hơn cho bạn.

>>>Xem thêm: Những thông tin cần biết về rối loạn kinh nguyệt

Tài liệu tham khảo:

https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=90&ContentID=P01599

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menstrual-cramps/symptoms-causes/syc-20374938

https://butterflyexpressions.net/2018/06/08/puberty-menstrual-cycle/

phu-lac-cao-ex



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích