Rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh có ảnh hưởng đến sinh sản?

Chào Bác sĩ. Em năm nay 27 tuổi, chu kỳ kinh nguyệt không đều, thường 1,5-2 tháng mới có 1 lần. Đầu tiên là bắt đi cầu rất nhiều, sau đó buồn nôn, cơ thể nóng lạnh, đau bụng kinh dữ dội. Máu kinh hơi quánh như keo dán giấy vậy, ra không nhiều, thường chỉ phải sử dụng băng vệ sinh hàng ngày nhưng kéo dài 5-7 ngày, hơi sẫm màu. Và thường cuối chu kỳ sẽ xuất hiện 1 khối thịt hay gì đó màu đỏ, sờ thấy mềm & dai dai dài độ 3-4cm, rộng gần 1cm cuộn lại. Bác sĩ có thể tư vấn giúp em, xem em có bệnh gì không, có cần đi khám không, liệu có ảnh hưởng đến việc sinh con sau này?
Trả lời:

Chào bạn, 

Chất dịch mà bạn hỏi chính là dịch nhầy cổ tử cung. Dịch nhầy có thể xuất hiện tại bất kì thời điểm nào trong chu kì kinh nguyệt của người phụ nữ, đặc biệt vào những ngày rụng trứng, dịch nhầy xuất hiện nhiều hơn và đặc hơn. 
 
Dịch nhầy cổ tử cung chịu ảnh hưởng của kích thích tố giới tính, nó do hệ thống các tuyến trong cổ tử cung tiết ra. Mức độ kết dính, lượng dịch nhầy tiết ra nhiều hay ít phụ thuộc vào sự biến đổi của kích thích tố giới tính trong chu kì kinh nguyệt. Sau chu kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố oestrogen tăng lên, dịch nhầy cũng nhiều hơn, trước khi rụng trứng dịch nhầy lại càng nhiều. Lúc này, dịch nhầy có màu trong suốt, có thể lỏng như lòng trắng trứng gà có thể chảy dài thành sợi.
 
Thời điểm trước rụng trứng: Những ngày đầu tiên sau kỳ kinh nguyệt, sẽ có ít hoặc không có dịch nhầy xuất hiện. Bạn sẽ thấy âm hộ khô ráo. Trong thời gian này khả năng thụ thai rất thấp. 
 
Thời điểm gần rụng trứng: Dịch nhầy thời điểm này dính, sánh màu trắng hoặc màu kem. Số lượng nhiều hơn, có khả năng thụ thai. 
 
Thời điểm rụng trứng: Dịch nhầy thời điểm này giống lòng trắng trứng. Số lượng cao nhất của chu kỳ. Trong thời gian này, tỉ lệ sống của tinh trùng cao nhất có thể đến 72 giờ trong dịch nhầy cổ tử cung. Do đó khả năng thụ thai giai đoạn này cao nhất. 
 
Sau khi rụng trứng, dịch nhầy có nhiều thay đổi nhất. Nó trở lại với tính chất dính, đặc sánh và khiến bạn có cảm giác âm hộ sẽ khô hơn. Ở thời điểm này, khả năng thụ thai cũng không cao. 
 
Căn cứ vào những đặc trưng này của dịch nhầy cổ tử cung, qua cảm giác hoặc qua quan sát trạng thái, tính chất của dịch khi đi tiểu hoặc lấy dịch nhầy ở cửa âm hộ dính vào đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ mà kéo ra, bạn có thể dự tính được liệu đã đến kỳ rụng trứng hay chưa. 
 
Chất này đóng góp một phần rất quan trọng cho việc thụ thai. Dịch nhầy này giúp tinh trùng tồn tại một khi đã vào bên trong cơ thể người phụ nữ và cũng giúp tinh trùng đến được với trứng.   
 
Không phải tất cả phụ nữ điều ghi nhận được sự thay đổi dịch nhầy cổ tử cung (vì dịch ở bên trong). Do đó bạn kiểm tra dịch nhầy bằng cách: Kiểm tra dịch dính ra trên quần chíp. 
 
Nếu dịch nhầy này có màu vàng, xanh hay trông như mủ, lại lẫn mùi hôi, khó chịu... thì bạn cần đi khám sớm, vì rất có thể đó không phải là dấu hiệu rụng trứng mà là biểu hiện của viêm nhiễm.
 
Chúc bạn vui, khỏe!
Chuyên gia sản phụ khoa.



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích