Ưu nhược điểm của các phương pháp trị đau bụng kinh là gì?

 Đau bụng kinh là một hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ trong những ngày hành kinh, tùy theo thể chất, yếu tố di truyền và cơ địa của mỗi người mà mức độ đau sẽ khác nhau. Chính vì vậy, với mục đích làm sao để giảm nhanh các cơn đau bụng kinh nhanh chóng thì chị em thường tìm đến các loại thuốc giảm đau hoặc các cách giảm đau khác như gừng tươi, ngải cứu, chườm nóng… Vậy, những phương pháp này có những ưu nhược điểm gì và lựa chọn nào là hoàn hảo trong việc giảm đau bụng khi hành kinh cho chị em?

Những ưu nhược điểm của các phương pháp giúp giảm đau bụng kinh

1. Các loại thuốc chữa đau bụng khi hành kinh

 - Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs): có tác dụng giảm đau trực tiếp thông qua sự ức chế tổng hợp prostaglandin. Một nghiên cứu phân tích ngẫu nhiên gồm 73 thử nghiệm cho thấy nhóm thuốc NSAIDs có tác dụng giảm đau bụng kinh hiệu quả hơn so với các giả dược khác. Hiện vẫn chưa rõ là thuốc NSAIDs nào dùng hiệu quả tốt hay an toàn hơn, và có một số nghiên cứu cho thấy nhóm fenamate có thể có tác dụng tốt hơn đôi chút so với dẫn xuất acid phenylproprionic. Mặc dù thuốc trị đau bụng kinh NSAIDs có tác dụng giảm đau nhanh, nhưng khi dùng lâu dài lại gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến dạ dày, gan thận, tim mạch, hô hấp…

Thuốc giảm co thắt: đau bụng kinh được gây ra bởi những cơn co thắt cơ tử cung quá mức, nên một số trường hợp chị em bị đau quá mức thường được hướng dẫn sử dụng thuốc giảm co thắt tử cung. Một nghiên cứu cho thấy miếng dán qua da chứa Glyceryl trinitrate (0,1mg mỗi giờ) có tác dụng giảm đau bụng kinh, tuy nhiên một nghiên cứu khác so sánh Glyceryl trinitrate và NSAIDs (diclofenac 50mg hàng ngày) trong điều trị thống kinh nguyên phát thì Glyceryl trinitrate ít hiệu quả hơn, đồng thời lại gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe như đau đầu, tim đập nhanh, chóng mặt…

- Thuốc ngừa thai nội tiết: 

Dạng phối hợp estrogen – progestin: đây là thuốc phối hợp có chứa progestin tổng hợp, có tác dụng giảm sự co thắt tử cung, giảm lượng máu khi hành kinh nên có tác dụng giảm tình trạng đau bụng kinh. Để thuận tiện cho bệnh nhân khi sử dụng, thì thuốc ngừa thai nội tiết phối hợp estrogen – progestin có các dạng như viên uống ngừa thai, vòng đặt âm đạo, miếng dán qua da.

Dạng thuốc ngừa thai chỉ chứa progestin: có thể có hiệu quả nhưng chưa được nghiên cứu rộng rãi như dạng thuốc ngừa thai phối hợp, thuốc thường được sử dụng dưới các dạng như thuốc tiêm, dụng cụ tử cung (đặt vòng), que cấy ngừa thai.

Ưu điểm của các thuốc ngừa thai nội tiết này là cho hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên thuốc lại gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng sức khỏe như: chóng mặt, bồn nôn, mệt mỏi, rối loạn kinh nguyêt, mất kinh, đau bụng dưới….

2. Một số cách giảm đau bụng kinh bằng phương pháp thay thế thuốc

- Dùng nhiệt: có nhiều cách dùng nhiệt như tắm nước nóng, chườm túi nước nóng lên vùng bụng dưới... cách này sẽ giúp làm ấm bụng, giãn cơ và lớp niêm mạc bong ra dễ dàng hơn nên sẽ giảm nhanh các cơn đau, co thắt bụng dưới của chị em.  

- Massage bụng bằng tinh dầu thơm: thường xuyên massage vùng bụng dưới nhẹ nhàng sẽ giúp tử cung không bị co thắt quá đột ngột điều này sẽ giúp làm dịu nhẹ các cơn đau bụng kinh.

- Gừng tươi: một số nghiên cứu cho thấy gừng có thể ức chế sự sản xuất prostaglandin nên có tác dụng giảm đau bụng kinh hiệu quả, có nhiều cách để sử dụng gừng tươi như:

Trà gừng: gừng tươi rửa sạch rồi cắt vài lát gừng mỏng cho vào bát nước, sau đó cho thêm một ít mật ong hoặc một ít muối đun sôi khoảng 5-6 phút, ngày uống 2 lần. Hoặc pha nữa muỗng cà phê bột gừng trong cốc nước sôi để khoảng 3-5 phút, ngày uống 2-3 lần.

Trà gừng giúp giảm đau bụng kinh

Trà gừng giúp giảm đau bụng kinh

Nước ép gừng: xay nhuyễn gừng, lọc lấy nước bỏ bả. Sau đó lấy nước cốt gừng pha với một lượng nước ấm vừa đủ, khi uống chị em có thể thêm vào một ít đường hoặc mật ong cho dễ uống, ngày uống 2-3 lần.

Ngậm gừng tươi: thái 1-2 lát gừng mỏng và đem ngậm trong miệng, ngày ngậm khoảng 3-4 lần.

Đắp gừng tươi: gừng tươi sau khi xay nhuyễn, chị em lấy 1 lượng vừa đủ đắp lên vùng bụng dưới, khi đắp chị em sẽ cảm thấy nóng hơn bình thường đồng thời các cơn đau bụng kinh cũng giảm dần.

- Ngải cứu: theo đông y ngải cứu có tác dụng giúp giảm đau bụng kinh. Nên đối với những chị em bị đau bụng kinh thì có thể ăn lá ngải cứu với trứng gà hoặc lấy khoảng 10g lá ngải cứu khô sắc nước uống...

- Đương quy: có tác dụng ức chế sự co bóp của tử cung, làm dịu sự căng thẳng của tử cung nên giúp khí huyết lưu thông tốt. Ngoài ra, đương quy còn có tác dụng nhuận tràng và có thể chữa táo bón, làm giảm sung huyết vùng xương chậu… nên đương quy có tác dụng giảm đau bụng kinh và làm giảm bớt sự khó chịu cho chị em trong thời gian hành kinh.

Cách dùng: lấy khoảng 6-15g đương quy sắc uống, ngày uống 2 lần, uống trước khi thấy kinh 7 ngày hoặc dùng dưới dạng rượu thuốc, mỗi lần uống 10ml, ngày uống 3 lần, uống trước khi thấy kinh 7-14 ngày.    

Ưu điểm của một số cách giảm đau bụng kinh bằng phương pháp thay thế thuốc là giúp giảm đau bụng kinh một cách an toàn, không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng đòi hỏi chị em phải tốn nhiều thời gian trong công đoạn chuẩn bị, luôn phải lưu ý kiểm soát độ nóng để tránh bị bỏng da (khi đắp gừng tươi và chườm nóng) và phải kiêng trì áp dụng trong một thời gian mới đem lại hiệu quả nhưng kết quả đạt được thì không như mong muốn.

Vậy làm sao để giảm đau bụng kinh một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian cho chị em?

Hiện có nhiều cách để giảm đau bụng kinh như dùng thuốc tân dược hoặc một số biện pháp khác thay thế thuốc, mặc dù có đem lại kết quả giảm đau bụng kinh cho chị em khi tới kỳ nguyệt san nhưng các biện pháp này lại có nhiều nhược điểm khi sử dụng. Chính vì thế, trước sự phát triển hối thúc của xã hội và để tiết kiệm khoảng thời gian quý giá cho chị em thì hiện nay có một số bài thuốc thảo dược đã được bào chế sẵn có tác dụng giảm đau bụng khi hành kinh cho chị em. Và một trong số những bài thuốc đó thì có một bài thuốc được nhiều người áp dụng đó là viên nén Phụ Lạc Cao EX.

Khoát trên mình một diện mạo mới, viên nén Phụ Lạc Cao EX với các thảo dược quý như: đan sâm, đương quy, hương phụ, nga truật, sài hồ bắc, giúp hoạt huyết hóa ứ, mát gan nhuận khí, điều kinh, giảm đau,… kết hợp cùng với N-Acetyl L-Cystein có tác dụng chống oxy hóa, giảm kích thước và giảm sự xâm lấn của các tế bào lạc nội mạc tử cung. Tất cả những thành phần này đã được kết hợp với nhau tạo nên một bài thuốc có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường lưu thông khí huyết; hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn của phụ nữ trước, trong và sau chu kỳ như: đau bụng kinh, đau chướng ngực, đau lưng; điều hòa các rối loạn chu kỳ, không đều… Và những ưu điểm của Phụ Lạc Cao EX cũng đã được GS.TS Nguyễn Đức Vy đánh giá rất tích cực trong việc hỗ trợ điều trị bệnh và tính an toàn khi sử dụng lâu dài.

 

Tác dụng của Phụ Lạc Cao EX còn tùy theo mức độ bệnh

Qua đó có thể thấy, để nâng cao chất lượng sống khỏe mỗi ngày thì ngoài việc bổ sung chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, vận động phù hợp thì chị em nên sớm sử dụng thêm viên nén Phụ Lạc Cao EX để giúp đẩy lùi chứng đau bụng kinh. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc chị em vui lòng liên hệ đến số điện thoại 0917 227 216 để được các chuyên gia giải đáp.

Xuân Hồng

 

 



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích