Chào bạn,
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu trả lời cho chúng tôi. Để trả lời cụ thể và rõ ràng câu hỏi của bạn, tôi xin được giải đáp như sau:
Thế nào được gọi là chậm kinh nguyệt?
Chậm kinh (trễ kinh) là hiện tượng khi đến kỳ kinh nhưng vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt. Thông thường, nếu quá 35 ngày tính từ ngày hành kinh thì được gọi là chậm kinh. Tình trạng này rất thường gặp ở phụ nữ, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân bị chậm kinh là gì.
Chậm kinh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ
Các nguyên nhân chậm kinh nguyệt ở nữ giới
Thực tế, không phải cứ chậm kinh là sẽ mang thai. Có thể nói, chậm kinh là hiện tượng phản ánh sức khỏe và khả năng sinh sản của người phụ nữ. Theo một số nghiên cứu, nguyên nhân chậm kinh thường bắt nguồn từ những lý do sau:
Tại sao bị chậm kinh? - Căng thẳng kéo dài
Căng thẳng kéo dài có thể làm mất cân bằng nội tiết tố, thay đổi thói quen hàng ngày và thậm chí ảnh hưởng đến phần não chịu trách nhiệm cho việc điều hòa kinh nguyệt - vùng dưới đồi. Theo thời gian, căng thẳng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Tại sao trễ kinh, đó là giảm cân đột ngột
Phụ nữ bị rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn hoặc ăn vô độ có thể bị trễ kinh. Cân nặng thấp hơn 10% so với mức bình thường đối với chiều cao của bạn có thể làm thay đổi cơ chế hoạt động của cơ thể và ngừng rụng trứng. Vì vậy, bạn cần ăn uống điều độ và tăng cân một cách lành mạnh để đưa chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường. Ngoài ra, bạn nên tránh đồ ăn cay nóng, các chất kích thích vì chúng cũng là nguyên nhân gây chậm kinh.
Béo phì - Nguyên nhân chậm kinh
Cũng giống như việc cơ thể giảm cân đột ngột, béo phì có thể làm thay đổi nội tiết tố, do đó, thừa cân cũng khiến cho bạn bị chậm kinh/trễ kinh.
Béo phì cũng là nguyên nhân làm chậm kinh nguyệt ở phụ nữ
Hội chứng buồng trứng đa năng
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng khiến cơ thể sản xuất nhiều nội tiết tố nam (androgen). U nang hình thành trên buồng trứng là kết quả của sự mất cân bằng hormone này. Điều này có thể làm cho quá trình rụng trứng không đều hoặc ngừng hoàn toàn.
Sử dụng biện pháp tránh thai
Bạn có thể gặp sự thay đổi trong chu kỳ của mình khi sử dụng các biện pháp tránh thai. Thuốc tránh thai chứa các hormone estrogen và progestin, ngăn cản buồng trứng phóng thích trứng. Có thể mất đến sáu tháng để chu kỳ của bạn ổn định trở lại sau khi ngừng thuốc. Các biện pháp tránh thai khác như cấy hoặc tiêm cũng có thể gây chậm kinh nguyệt.
Tiền mãn kinh sớm
Hầu hết phụ nữ đều mãn kinh trong độ tuổi từ 45-55. Những phụ nữ xuất hiện các triệu chứng như kinh nguyệt không đều, bốc hỏa, khó ngủ,... vào khoảng 40 tuổi hoặc sớm hơn được gọi là tiền mãn kinh sớm. Điều này có nghĩa là chức năng buồng trứng bị suy giảm, dẫn đến hiện tượng trễ kinh.
Các bệnh mạn tính - Nguyên nhân bị chậm kinh
Các bệnh mạn tính như tiểu đường và bệnh celiac cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Thay đổi lượng đường trong máu có liên quan đến hàm lượng nội tiết tố. Bệnh celiac gây ra tình trạng viêm nhiễm dẫn đến tổn thương ruột non, làm ngăn chặn cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng. Vì vậy, một số người mắc những bệnh này có thể bị chậm kinh nguyệt.
Các vấn đề về tuyến giáp
Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc kém hơn bình thường có thể là nguyên nhân gây chậm kinh. Tuyến giáp điều chỉnh sự thay đổi chất của cơ thể, do đó, nồng độ hormone cũng có thể bị ảnh hưởng.
Rối loạn tuyến giáp có thể là nguyên nhân chậm kinh
Tập thể dục quá mức
Tập thể dục ở cường độ cao có thể ảnh hưởng đến các hormone chịu trách nhiệm về kinh nguyệt của bạn. Nếu lượng calo không đủ cung cấp cho cơ thể, đồng thời cường độ tập thể dục của bạn quá cao thì có thể là nguyên nhân bị chậm kinh.
Nghỉ ngơi không hợp lý
Thay đổi lịch làm việc, thói quen sinh hoạt một cách đột ngột cũng khiến cho nhịp sinh học bị phá vỡ. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt, từ đó có thể khiến chậm kinh nguyệt.
Sử dụng các loại thuốc
Nếu bạn đang sử dụng loại thuốc nào đó hoặc thay đổi liều lượng, rất có thể đây là nguyên nhân bị chậm kinh. Một số thuốc như chống trầm cảm, thuốc nội tiết tố, thuốc tránh thai, corticosteroids, thuốc điều trị ung thư có thể để lại tác dụng phụ là chậm kinh nguyệt.
Mang thai và cho con bú
Một trong những nguyên nhân chậm kinh là mang thai. Theo sinh lý bình thường, khi trứng và tinh trùng gặp nhau, lớp niêm mạc bên trong tử cung không bong ra mà tiếp tục được nuôi dưỡng để phát triển thai nhi. Chính vì vậy, khi mang thai, người phụ nữ không xuất hiện kinh nguyệt. Cũng như phụ nữ sau sinh, cơ thể tập trung sản xuất prolactin để tiết sữa nuôi em bé nên thường gây kinh nguyệt không đều. Vì vậy, để chắc chắn rằng bạn có mang thai hay không thì cách tốt nhất là mua que thử thai để kiểm tra.
Khi cho con bú, người mẹ có thể bị chậm kinh nguyệt
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân cốt lõi dẫn đến chậm kinh là do khí huyết kém lưu thông, hệ miễn dịch suy giảm, tăng gốc tự do. Muốn cải thiện được tình trạng này thì cần tác động đến các nguyên nhân cốt lõi trên.
>>>Xem thêm: Điểm mặt nguyên nhân đau bụng kinh mà chị em nên nhớ
Các biện pháp cải thiện tình trạng chậm kinh ở phụ nữ
Để kinh nguyệt trở lại bình thường, bạn có thể áp dụng một số biện pháp tự nhiên tại nhà như sau:
- Yoga đã được chứng minh là một phương pháp điều trị hiệu quả cho các vấn đề kinh nguyệt khác nhau. Một nghiên cứu năm 2013 với 126 người tham gia nhận thấy rằng, tập yoga từ 35 đến 40 phút, 5 ngày mỗi tuần trong 6 tháng đã làm giảm nồng độ hormone liên quan đến kinh nguyệt không đều.
- Bổ sung vitamin C để làm tăng hàm lượng estrogen khiến cho tử cung co lại và niêm mạc tử cung bị phá vỡ, dẫn tới hành kinh.
- Kiểm soát căng thẳng bằng cách giảm tải khối lượng công việc, ngủ đúng giờ, dành nhiều thời gian cho sở thích cá nhân, tập thể dục mỗi ngày.
- Gừng cũng có thể giúp lưu thông khí huyết, gây co bóp tử cung và thúc đẩy kinh nguyệt xuất hiện. Bạn có thể pha trà gừng với mật ong hoặc làm gia vị cho các món ăn hàng ngày của mình.
- Ngoài ra, sản phẩm thảo dược cũng đang là xu hướng được nhiều chị em lựa chọn. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm trên thị trường, tiêu biểu trong số đó là sản phẩm Phụ Lạc Cao EX với thành phần chính N-acetyl-L-cysteine được nghiên cứu tại nhiều nơi trên thế giới cho thấy có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường lưu thông khí huyết và hệ miễn dịch. Ngoài ra, sản phẩm còn có sự kết hợp với các thảo dược quý như đan sâm, hương phụ, đương quy, sài hồ bắc, nga truật,... giúp bổ huyết, phá khí, điều hòa kinh nguyệt. Từ đó hỗ trợ cải thiện các vấn đề về kinh nguyệt (đau bụng kinh, kinh ra ít/nhiều, chậm kinh hoặc vô kinh).
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc “tại sao bị chậm kinh ở phụ nữ” và một số cách cải thiện tại nhà. Để kinh nguyệt xuất hiện đều hơn, bạn nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm có thành phần chính N-acetyl-L-cysteine mỗi ngày.
Nếu còn có câu hỏi nào về vấn đề kinh nguyệt, hãy để lại số điện thoại hoặc comment bên dưới, chuyên gia sẽ trả lời kỹ lưỡng hơn cho bạn.
>>>Xem thêm: Đến tháng đau bụng buồn nôn có nguy hiểm không?
Chuyên gia sản phụ khoa
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/womens-health/why-is-my-period-late#pcos
https://www.nhs.uk/conditions/stopped-or-missed-periods/
https://www.healthline.com/health/how-late-can-a-period-be#pregnancy