Đến tháng đau bụng buồn nôn có nguy hiểm không? Xem ngay!

 Đến tháng đau bụng buồn nôn là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Ngoài các triệu chứng như đau bụng, mệt mỏi, uể oải, nhiều chị em còn cảm thấy buồn nôn. Như vậy, liệu buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Đến tháng đau bụng buồn nôn nguyên nhân do đâu

Tại sao đến tháng lại buồn nôn? Buồn nôn là triệu chứng khá phổ biến liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt mà hầu hết chị em đều từng gặp. Đau bụng buồn nôn khi tới tháng có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi chị em gặp các vấn đề như:

Rối loạn hormone

Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, hormone trong cơ thể phụ nữ sẽ có sự thay đổi. Lúc này, nồng độ nội tiết tố có thể tăng hay giảm thất thường. 

Chính việc thay đổi nồng độ estrogen và progesterone một cách đột ngột sẽ khiến cho chị em khi đến tháng vừa bị đau bụng lại vừa xuất hiện các triệu chứng khác như buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt.

Hội chứng tiền kinh nguyệt

Những thay đổi về tâm sinh lý của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trước khi hành kinh được coi là hội chứng tiền kinh nguyệt. 

Ngoài các triệu chứng thường gặp như đau bụng kinh, nhức đầu, đau lưng thì hội chứng tiền kinh nguyệt còn gây ra các vấn đề khác như đến tháng bị chóng mặt buồn nôn, đau ngực, tiêu chảy hoặc táo bón. Chị em cũng dễ cáu gắt và nhạy cảm hơn trong những ngày đèn đỏ.

Lạc mạc nội tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng những lớp mô niêm mạc tử cung “đi lạc”, phát triển ở các cơ quan bên ngoài tử cung, thường là buồng trứng, ống dẫn trứng và mô xung quanh tử cung.

Cơn đau do lạc nội mạc tử cung có thể dữ dội đến mức gây ra biểu hiện buồn nôn. Nếu mô nội mạc tử cung phát triển gần ruột cũng sẽ gây buồn nôn, nôn ói, đặc biệt là khi đến kỳ kinh nguyệt.

lac-noi-mac-la-benh-phu-khoa-pho-bien-o-phu-nu-trong-do-tuoi-sinh-san

Lạc nội mạc là bệnh phụ khoa phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân sâu xa dẫn đến đau bụng kinh buồn nôn là do khí huyết ứ trệ, hệ miễn dịch suy giảm, tăng gốc tự do. Vì vậy, muốn chấm dứt tình trạng này cần tác động đến được các nguyên nhân trên.

>>>Xem thêm: Mẹo chữa đau bụng kinh tại nhà TẠI ĐÂY

Đến tháng đau bụng kèm buồn nôn có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, đến tháng bị đau bụng buồn nôn nguyên nhân do yếu tố sinh lý như rối loạn hormone, stress,... sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Thông thường, các triệu chứng này sẽ biến mất khi hết kỳ kinh.

Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây đau bụng kinh buồn nôn từ các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung,… thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Bởi các bệnh này nếu không điều trị tích cực, kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Vỡ buồng trứng, hiếm muộn, vô sinh, ung thư cổ tử cung,…

Nên làm gì khi đến tháng đau bụng buồn nôn?

Tới tháng đau bụng buồn nôn dù ở mức độ nặng hay nhẹ đều gây ảnh hưởng nhất định tới sinh hoạt và sức khỏe của chị em. Dưới đây là một số cách giảm đau bụng buồn nôn khi đến tháng đơn giản chị em có thể tham khảo.

Giảm đau bụng buồn nôn với trà gừng

Gừng có tính ấm nên được coi là một vị thuốc hữu hiệu giúp chị em giảm đau bụng kinh trong kỳ kinh nguyệt. Uống trà gừng sẽ hạn chế được cơn đau, điều hòa hoạt động co bóp của tử cung. Không những thế, tinh chất có trong củ gừng còn hỗ trợ giảm cảm giác buồn nôn và mệt mỏi nhanh chóng.

Để tạo thêm hương vị thơm ngon và dễ uống hơn, chị em có thể cho thêm 1-2 thìa mật ong vào cốc trà gừng. 

tra-gung-lam-am-bung-va-xoa-diu-con-dau-bung-kinh-tai-nha

Trà gừng làm ấm bụng và xoa dịu cơn đau bụng kinh tại nhà

Thì là, bạc hà, trà hoa cúc giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh kèm buồn nôn

Chị em có thể tham khảo một số thức uống làm giảm cơn đau bụng kinh kèm buồn nôn như:

  • Trà thì là: Trà thì là có đặc tính kháng khuẩn cao và đã được chứng minh giúp làm giảm tình trạng buồn nôn. Nó cũng được sử dụng để làm giảm các triệu chứng đau trong kỳ kinh nguyệt và thúc đẩy sự co bóp đều đặn của tử cung.
  • Trà hoa cúc: Trà có hương vị đậm đà, thường được sử dụng để cải thiện giấc ngủ và làm giảm tình trạng căng thẳng thần kinh. Ngoài ra, loại thức uống này còn có tác dụng giảm đau bụng kinh kèm theo các vấn đề như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
  • Trà bạc hà: Đây là một lựa chọn phổ biến cho chị em khi những cơn đau bụng kinh bắt đầu đến. Các nghiên cứu đã cho thấy bạc hà có tác dụng làm giãn cơ ruột và giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

ngoai-giam-dau-bung-kinh-tra-hoa-cuc-con-giup-tang-cuong-mien-dich-va-chong-cam-lanh

Ngoài giảm đau bụng kinh, trà hoa cúc còn giúp tăng cường miễn dịch và chống cảm lạnh

Massage, chườm ấm bụng giảm đau bụng buồn nôn

Để giảm cảm giác đau bụng buồn nôn khi đến tháng, bạn có thể thực hiện massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới. Chỉ cần massage bụng 5 phút mỗi ngày, mức độ co thắt của tử cung sẽ giảm, đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu tốt hơn, từ đó cảm giác căng thẳng cũng cải thiện. Bạn có thể kết hợp sử dụng một số loại tinh dầu từ hoa oải hương, dầu kinh giới khi massage vì những loại tinh dầu này chứa hợp chất hỗ trợ cho việc giúp giảm đau hiệu quả. 

Ngoài massage, chườm ấm vùng bụng dưới cũng là một phương pháp giảm đau bụng kinh phổ biến và đơn giản. Nhiệt độ từ túi chườm sẽ làm giãn cơ trơn tử cung, từ đó tránh được tình trạng co thắt quá mức.

meo-chuom-nong-giup-giam-dau-bung-kinh-duoc-chi-em-ap-dung-pho-bien

Mẹo chườm nóng giúp giảm cơn đau bụng kinh được chị em áp dụng phổ biến

Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn, thường xuyên có nhiều tác động tích cực đến việc giảm đau bụng kinh, cụ thể:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều dầu, gia vị, chất bảo quản, muối, đường,… Thay vào đó nên bổ sung những thực phẩm giàu, đạm, vitamin, omega 3, khoáng chất,… như rau xanh, hoa quả tươi, sữa, hạt lanh, sữa,...
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia rượu và cà phê, thuốc lá,...
  • Hạn chế thức khuya và làm việc quá sức trước kỳ kinh. Bên cạnh đó, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân.
  • Ngồi thiền, tập yoga và tập thể dục nhẹ nhàng trong kỳ kinh nguyệt để tăng cường sức khỏe, tăng mức độ chống chịu cho cơ thể.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để hạn chế viêm, nhiễm khuẩn,...

Xua tan những cơn đau bụng kinh kèm buồn nôn bằng sản phẩm thảo dược

Chúng ta biết rằng, có rất nhiều mẹo chữa đau bụng kinh tại nhà được  chị em áp dụng. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng tạm thời mà không thể tác động được vào nguyên nhân sâu xa gây đau bụng kinh. Vì vậy, các chuyên gia khuyên chị em nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên. 

thao-duoc-rat-an-toan-than-thien-voi-co-the-khong-gay-tac-dung-phu

Thảo dược rất an toàn, thân thiện với cơ thể, không gây tác dụng phụ

Các loại thảo dược được sử dụng có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên nên tuyệt đối an toàn, lành tính, không mang lại bất cứ tác dụng phụ nào cho người sử dụng. Bạn có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên như: Đan sâm, hương phụ, nga truật, sài hồ bắc,... giúp điều kinh, hoạt huyết, chỉ thống, chống viêm để giảm buồn nôn và đau bụng kinh. 

Đặc biệt, thành phần N-Acetyl-L-Cysteine - Một chất đã được nghiên cứu tại nhiều nơi trên thế giới cho thấy có tác dụng tăng cường khả năng chống oxy hóa, giúp tăng khả năng miễn dịch, vì vậy làm giảm đau bụng kinh và hạn chế sự phát triển của các tế bào lạc nội mạc tử cung rất hiệu quả. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm Phụ Lạc Cao EX là có sự kết hợp của N-acetyl-L-cysteine và các thảo dược trên, tạo nên một sự lựa chọn tuyệt vời cho chị em đang gặp phải các vấn đề về kinh nguyệt như đau bụng kinh, kinh ra ít hoặc nhiều, vón cục, lạc nội mạc tử cung,...

Qua bài viết trên, chị em cũng đã có cái nhìn tổng quát hơn về tình trạng đến tháng đau bụng buồn nôn cũng như có thể tự cải thiện tình trạng này ngay tại nhà qua một số mẹo chúng tôi đã giới thiệu trên.

Tuy nhiên, để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng này và ngăn ngừa các bệnh phụ khoa, đừng quên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thảo dược tự nhiên có thành phần chính N-Acetyl-L cysteine mỗi ngày. 

Nếu còn thắc mắc gì về vấn đề đau bụng kinh, hãy để lại số điện thoại hoặc comment bên dưới, các chuyên gia sẽ tư vấn kỹ lưỡng hơn cho bạn. 

>>>Xem thêm: Tới tháng đau bụng kinh nhưng không có kinh có nguy hiểm không? TẠI ĐÂY

Việt Kiều

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/womens-health/nausea-during-period#pms

https://thethirty.whowhatwear.com/nausea-during-period

https://www.wikihow.com/Treat-Nausea-and-Diarrhea-During-Your-Period 

 

phu-lac-cao-ex



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích