5 biện pháp giảm đau bụng kinh đơn giản tại nhà

Đối với không ít chị em, những ngày "đèn đỏ" được coi là những ngày đáng sợ của tháng bởi cơn đau bụng ghê gớm, dai dẳng, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt. Trong những ngày có kinh nguyệt, một số chị em phụ nữ thường có cảm giác đau bụng vùng dưới âm ỉ hoặc dữ dội, kèm theo đó là cảm giác khó chịu buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, ... Bài viết giúp cung cấp cho chị em biện pháp giảm đau bụng kinh đơn giản tại nhà.

1. Chế độ vận động, nghỉ ngơi hợp lý trong ngày hành kinh

Không được vận động quá mức: Trong khi có kinh và một ngày trước, sau kỳ kinh, các bạn gái không nên luyện tập thể thao quá sức hoặc lao động nặng, chỉ nên đi bộ và vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai của cơ thể. Tránh xúc động trong những ngày có kinh, khi có kinh nên giữ cho tâm hồn mình được thư thái, thoải mái, giảm bớt căng thẳng, hạn chế stress sẽ góp phần làm dịu cơn đau..

Tập thể dục giúp giảm đau bụng kinh.

Tập thể dục giúp giảm đau bụng kinh.


2. Chế độ ăn uống giúp hạn chế đau bụng kinh

Nên ăn đủ chất nhưng hạn chế các thức ăn có đồ cay, nóng gây táo bón dễ làm đau bụng kinh nặng thêm. Nên uống nước chanh nóng, dùng các loại vitamin hỗn hợp và chất khoáng. Không nên ăn những thức ăn chế biến tinh bột mà cần ăn nhiều rau, trái cây, cá và hạn chế các loại thực phẩm ngọt, mặn. Không ăn những thức ăn có tác dụng giữ nước như giấm, táo, ngó sen,…Không uống cà phê, chè, nước ngọt có ga vì có các chất kích thích có thể gây khó chịu, bồn chồn trong kỳ kinh nguyệt.

3. Tránh tiếp xúc lạnh trong những ngày “đèn đỏ”

Cần giữ ấm cơ thể trước, trong và sau khi hành kinh. Về mùa thu – đông – xuân, bạn gái không nên bơi lội, tắm rửa bằng nước lạnh, uống nước lạnh, làm việc nơi đồng sâu bởi khi bị kích thích tử cung sẽ co bóp mạnh, gây đau. Trong những ngày này, nên tắm nước ấm nóng và cho thêm một chút muối vào chậu nước tắm. Khi trời lạnh nên sưởi ấm, vì hơi ấm làm máu dễ lưu thông và tạo cho cơ bắp thư giãn, nhất là vùng xương chậu thường bị co cứng và sưng huyết trong những ngày này.

4. Nạp đầy đủ vitamin cho cơ thể

Vitamin không những tốt cho sự vận hành của các hệ cơ quan trong cơ thể mà còn có tác dụng hiệu quả đối với việc giảm đau. Trong kì kinh, việc bổ sung các vitamin và khoáng chất là rất cần thiết. Đây là những loại vitamin có khả năng giảm cảm giác đau và đầy bụng, bạn cũng nên thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả và rau củ vào khẩu phần ăn. Giảm lượng muối cũng giúp bạn phần nào cho giảm đau bụng kinh, do muối giữ nước và khiến cơ thể càng thêm khó chịu.

5. Biện pháp giảm đau bụng kinh bằng thảo dược

Một số liệu pháp giảm đau tự nhiên tỏ ra rất hữu hiệu trong việc đẩy lùi những cơn đau ngày "đèn đỏ" và cả những dấu hiệu của chứng rối loạn kinh nguyệt. Những vị thuốc đơn giản có thể sử dụng để chữa đau bụng kinh như nghệ, hương phụ, sả, ngải cứu... Một ví dụ về bài thuốc bạn có thể làm rất dễ dàng tại nhà: phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi hành kinh, lấy vài giọt tinh dầu sả trộn với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng rồi uống, cũng có thể ép sả tươi lấy dịch hoặc sắc lấy nước rồi uống cũng sẽ giảm được tình trạng đau.

Các loại thảo dược như hương phụ, nghệ đen (nga truật), tam thất, đan sâm, đương quy là những vị thuốc được dùng chủ yếu trong trường hợp đau bụng kinh nhờ tác dụng hoạt huyết hóa ứ, lưu thông khí huyết, bổ huyết. Để tiện cho việc sử dụng và tăng cường hiệu quả điều trị các thảo dược này và một số dược liệu quý khác đã được bào chế dưới dạng cao lỏng đó là thuốc Phụ Lạc Cao. Để đánh giá tác dụng của sản phẩm, Phụ Lạc Cao đã được nghiên cứu tại Trường Đại Học Y Hà Nội, bệnh viện Phụ sản TW, bệnh viện Từ Dũ cho thấy tác dụng giảm đau bụng kinh rất tốt, sản phẩm an toàn không thấy có tác dụng phụ nào.

Hi vọng những thông tin từ chế độ sinh hoạt, biện pháp điều trị bằng thiên nhiên một cách đơn giản, an toàn hiệu quả giúp nhiều chị em phụ nữ trải qua ngày đèn đỏ một cách dễ dàng và thoải mái. Để hiểu hơn về bệnh hay cách điều tị đau bụng kinh hiệu quả, chị em có thể gọi cho chúng tôi theo số 0917230950 để được tư vấn và giải đáp.



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích