Giảm đau bụng kinh ngay lập tức bằng 1 trong 4 cây thuốc dễ kiếm

Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh có thể xuất hiện trước, trong và sau những ngày đèn đỏ với biểu hiện đau bụng dưới, thắt lưng, ngực căng tức thậm chí có những biểu hiện nặng hơn như khó thở, đổ mồ hôi, mặt mày say xẩm. Lúc này tử cung co bóp quá mạnh đè lên các mạch máu gần đó, cắt đứt nguồn cung cấp ôxy cho các tế bào cơ. Một phần cơ tử cung bị thiếu ôxy sẽ dẫn tới đau bụng.

Theo đông y, kinh nguyệt là do huyết hóa ra, huyết lại tùy vào khí để vận hành, do đó khi khí huyết hòa thuận, sung túc thì không đau bụng kinh, nhưng khi khí huyết suy kém hoặc ứ trệ sẽ làm kinh xuống không thông và gây ra hiện tượng đau bụng kinh. Do đó, phép trị chung của thống kinh là thông điều khí huyết, chỉ thống; bên cạnh đó còn dựa vào nguyên nhân theo từng thể bệnh để có những bài thuốc cụ thể khác nhau.

thảo dược trị đau bụng kinh

Thảo dược cho thấy có hiệu quả trong trị chứng đau bụng kinh

Một số cách đơn giản giúp giảm đau bụng kinh

Theo lương y Nguyễn Đức Nghĩa, Hội Dược liệu TP HCM, có những cách chữa đau bụng kinh như massage, chườm đá nóng hay lăn bình nước ấm qua bụng vừa massage. Ngoài ra có thể dùng một túi muối hạt hơ lửa cho nóng ấm để chườm bụng. Một nắm lá ngải cứu cùng muối hạt hơ nóng chườm trên bụng cũng có tác dụng tốt xoa dịu cơn đau. Ngoài ra, ngâm chân 15-20 phút trong nước muối nóng hoặc nước dược liệu có tinh dầu như quế, sả, củ địa liên, gừng, giúp cơ thể thư giãn và tác động lên những mạch máu, nhờ vậy giảm cơn đau.

Một số người sử dụng phương pháp châm cứu trong trường hợp cơn đau bụng kinh nặng. Lương y Nghĩa khuyên, thuốc uống chống co thắt tử cung và có tác dụng an thần nhưng thường đi kèm tác dụng phụ, do đó chỉ dùng khi thực sự cần thiết, không nên lạm dụng.

Những cây thuốc giúp cải thiện chứng đau bụng kinh

Theo Đông y, một số cây thuốc quen thuộc có thể chữa chứng đau bụng kinh như:

Cây ngải cứu:

 Ngải cứu từ xa xưa đã được biết đến với rất nhiều công dụng hữu ích như điều kinh, thông huyết, giúp điều hòa quá trình lưu thông của máu lên não, tim mạch và các bộ phận trong cơ thể.

 Với những chị em đau bụng kinh trong ngày này có thể ăn lá ngải với trứng gà, chị em sẽ thấy đỡ đau bụng hơn rất nhiều thậm chí là cơn đau dứt hẳn.

Hặc chị em có thể sắc uống 6-12 gam mỗi ngày khoảng một tuần trước khi có kinh, chia 2-3 lần uống trong ngày cũng có hiệu quả trong việc cải thiện chứng đau bụng kinh.

Cây ích mẫu

ích mẫu có vị đắng, tính mát, tác dụng hoạt huyết khử ứ, sinh tân, điều kinh, lợi thủy, được dùng chữa kinh nguyệt bế tắc, đau bụng kinh, kinh ra quá nhiều... Hạt ích mẫu có vị cay, tính hơi ấm, tác dụng bổ huyết, hoạt huyết và điều kinh. Mỗi ngày dùng 6-12 gam thân lá hoặc hạt sắc uống.

Đương quy

Còn gọi là tần quy, là vị thuốc có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều huyết, làm cho khí huyết bất ổn trở về ổn định, thông kinh…. Theo báo cáo của Dương Đại Vọng, Triệu Túc Quân (trong tạp chí y học Trung Hoa năm 1935) đã sử dụng đương quy trên 129 phụ nữ bị đau bụng kinh (có mức độ đau bụng kinh dữ dội) thì kết quả cho thấy rất tốt. Nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận rằng đương quy có tác dụng ức chế sự co bóp của tử cung, làm dịu sự căng thẳng của tử cung nên giúp khí huyết lưu thông tốt. Ngoài ra, đương quy còn có tác dụng nhuận tràng và có thể chữa táo bón, làm giảm sung huyết vùng xương chậu… nên đương quy có tác dụng giảm đau bụng kinh và làm giảm bớt sự khó chịu cho chị em trong thời gian hành kinh.

Cây hương phụ

Theo Đông y, hương phụ tử (thân rễ cỏ cú) có vị hơi cay, hơi đắng, tính bình, tác dụng lý khí, giải uất, điều kinh, chỉ thống. Điểm đặc biệt được phụ nữ phương Đông có lẽ là do tính điều kinh và chống đau một cách kỳ diệu đến nỗi  được xem như là "thần hộ mạng" cho các cô trong lúc hành kinh cũng như các bà mẹ  trước và sau khi sanh nở bởi thế, đông y còn có câu “Nam bất thiếu trần bì, nữ bất ly hương phụ” để thấy phụ nữ không thể thiếu hương phụ. Liều dùng 6-12g. Dùng riêng hay thường phối hợp với các vị khác như: Nhân, bạch đồng nữ, ích mẫu, ngải cứu...

Bài thuốc tâm đắc bệnh viện Y học dân tộc TP Hồ Chí Minh: chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng, khí hư, bạch đới...: Hương phụ: 5g, ích mẫu: 5g, Ngải cứu: 5g, Bạch đồng nữ: 5g. Sắc với 500ml nước, còn 200ml. Chia làm 3 đến 5 lần, uống trong ngày.

Như đã phân tích, nguyên nhân gây đau bụng kinh ở nữ giới thường do kinh nguyệt bị ứ trệ, khó lưu thông, máu kinh gây cương tức chèn ép lên các bộ phận khác tạo nên những cơn đau bụng trước ngày nguyệt san.

Hiện tượng này thường khiên cơ thể nữ giới mỏi mệt, máu kinh càng nhiều cơn đau càng dữ dội. Người bệnh có thể bị hoa mắt, chóng mặt, ức chế dây thần kinh,…

Bài thuốc đông y cải thiện chứng đau bụng kinh hiệu quả

Có thể thấy đương quy, hương phụ là những vị thuốc có tác dụng giảm đau bụng kinh hiệu quả. Tuy nhiên việc sử dụng riêng lẻ thường không đem lại hiệu quả cao, đồng thời tốn nhiều thời gian trong việc đun sắc. Hiểu được mong muốn của chị em, các nhà khoa học đã nghiên cứu sử dụng hương phụ, đương quy kết hợp cùng với các thành phần khác là đan sâm, sài hồ, tam thất, nga truật, N-Acetyl L-Cystein  và bào chế thành công dưới dạng viên nén tiện sử dụng có tên Phụ Lạc Cao EX. Tất cả những thành phần này đã được kết hợp với nhau tạo nên một bài thuốc có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường lưu thông khí huyết; hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn của phụ nữ trước, trong và sau chu kỳ như: đau bụng kinh, đau bụng dưới đau chướng ngực, đau lưng; điều hòa các rối loạn chu kỳ, kinh nguyệt không đều…

Lắng nghe GS.TS Nguyễn Đức Vy khẳng định về 3 lợi ích nổi trội của Phụ Lạc Cao EX trong cải thiện chứng đau bụng kinh


Qua đó có thể thấy, để nâng cao chất lượng cuộc sống mỗi ngày thì ngoài việc bổ sung chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, vận động phù hợp thì chị em nên sớm sử dụng thêm viên nén Phụ Lạc Cao EX để giúp đẩy lùi chứng đau bụng kinh.

Ngoài việc sử dụng các thảo dược trên, gần đây một số nghiên cứu còn cho thấy việc sử dụng các thực phẩm ít chất béo và nhiều xơ như rau, đậu cũng có thể giúp giảm đau bụng kinh.

Nên sử dụng thêm vitamin E (có nhiều trong mầm ngũ cốc, giá, rau xanh, dầu hướng dương), hạn chế ăn những loại thức ăn gây khó tiêu, nặng bụng, trướng bụng sẽ khiến các cơn đau bụng kinh nhiều hơn.

Lan Lê



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích