Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng mà rất nhiều chị em phụ nữ mắc phải. Nguyên nhân chính là do chức năng tiêu hóa có vấn đề làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng, khiến chức năng sinh sản chậm hoàn thiện, cơ thể phát dục không đầy đủ. Ngoài ra nếu bạn bị tress hay các vấn đề về tinh thần cũng gây nên hiện tượng này. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn các bài thuốc thảo dược chữa rối loạn kinh nguyệt.
Tùy theo chứng trạng và nguyên nhân mà dẫn đến các tình trạng kinh nguyệt như nêu ở trên. Kinh đến sớm thuộc về nhiệt, kinh đến chậm thuộc hàn, thuộc hư, huyết uất thì kinh đến sớm, lượng ít màu đỏ, nếu huyết nhiệt kinh nguyệt có màu đỏ, lượng nhiều, bồn chồn bứt rứt không yên. Một số người bị rối loạn kinh nguyệt là do huyết ứ với đặc điểm là "kinh ra sau kỳ (chậm), lượng ít, màu tím đen, đóng cục, sắc mặt tím xám, bụng dưới trướng đau nhưng không thích xoa bóp (cự án), sau khi hành kinh ra huyết thì bớt đau, ngực bụng đầy trướng, đại tiện táo bón, nước tiểu ít và đỏ lưỡi xám".
Thảo dược dùng để chữa rối loạn kinh nguyệt với các bài thuốc sau tùy theo khẩu vị và tình trạng của mỗi người:
Cách 1: Thảo dược trần bì (vỏ quít để lâu ngày) 10 gam, ích mẫu thảo 30 gam, trứng gà 2 quả, hương phụ (củ gấu) 20 gam, đường đỏ vừa đủ. Cho tất cả vào nồi, đổ ngập nước, nấu đến khi trứng chín. Bóc bỏ vỏ trứng, vớt bã thuốc bỏ ra ngoài, thêm đường đỏ vào đun sôi nhỏ lửa trong 10 phút. Mỗi ngày 2 lần, uống nước thuốc và ăn trứng.
Cách 2: Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi hành kinh, lấy vài giọt tinh dầu sả trộn với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng rồi uống, cũng có thể ép sả tươi lấy dịch hoặc sắc lấy nước rồi uống cũng sẽ thấy bớt đau bụng khi hành kinh và điều hòa kinh nguyệt.
Đồng thời, sả có tác dụng hạ sốt, chống trầm cảm, giúp tiêu hóa tốt, nhất là uống một ly nước có pha vài giọt tinh dầu sả ngay sau các bữa ăn. Người ta còn sử dụng hương thơm của sả trong các phương pháp trị liệu khác như xông hơi, tắm hơi để thư giãn cơ thể và tạo cảm giác sảng khoái sau một ngày làm việc. Qua đó cũng gián tiếp giúp cho kinh nguyệt được điều hòa.
Cách 3: Trứng gà 2 quả, thảo dược đương quy 15 gam, thảo dược hoàng kỳ 20 gam, thảo dược kê huyết đằng 12 gam, thảo dược đường đỏ vừa đủ. Sắc và uống giống như cách 1.
Tác dụng: Điều hòa kinh nguyệt, bổ khí huyết. Dùng cho trường hợp khí huyết còn non yếu, cơ thể phát dục chưa đầy đủ.
Biểu hiện: người mệt mỏi, kém ăn, da xanh nhợt, kinh kỳ thất thường, trong hoặc sau khi hành kinh 1-2 ngày thấy bụng đau nhấm nhói, xoa nắn thì đỡ, chất huyết loãng, lượng huyết ít, nhợt, mất ngủ, tim thỉnh thoảng đập dồn từng cơn.
Cách 4: Thảo dược quế chi 10 gam, thảo dược gừng tươi 15 gam, trứng gà 2 quả, thảo dược ngải cứu 10 gam, thảo dược đường đỏ vừa đủ. Sắc và uống như cách 1.
Tác dụng: Tán hàn, ôn kinh, cảm lạnh trước hoặc trong khi hành kinh, thích hợp với những người bị ngưng trệ khí huyết do ngấm nước mưa.
Biểu hiện: Sợ lạnh, kinh đến muộn, trước hoặc trong khi hành kinh thấy bụng lạnh và đau, lượng kinh ít, chườm nóng thì thấy dễ chịu, chất huyết loãng, sắc tối.
Cách 5: Thảo dược sơn tra 15 gam, ích mẫu thảo 30 gam, trứng gà 2 quả, hồng hoa 5 gam, đường đỏ vừa đủ. Sắc và uống giống như cách 1.
Tác dụng: Giải uất, hoạt huyết, hóa ứ, dùng cho trường hợp rối loạn kinh nguyệt do huyết ứ, can uất.
Biểu hiện: Trong hoặc trước khi hành kinh 1-2 ngày thấy bụng dưới trướng đau, kinh kỳ không có quy luật, sắc tối, lượng kinh ít, vón cục.
Lưu ý: Nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt ở cấp độ nhẹ thì có thể dùng các bài thuốc thảo dược chữa rối loạn kinh nguyệt trên sẽ cho kết quả rất tốt. Ngược lại nếu tình trạng bệnh của bạn nặng và kéo dài thì bạn cần phải đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và chữa trị hữu hiệu.