Nghiên cứu tác dụng của Phụ lạc cao trong điều trị Lạc nội mạc tử cung

Đặt vấn đề: Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là sự hiện diện của các tuyến và mô đệm nội mạc tử cung có phát triển và hoạt động nằm bên ngoài buồng tử cung. Tổn thương LNMTC thường thấy ở phúc mạc vùng chậu, dây chằng tử cung – cùng, bề mặt buồng trứng hay mô đệm buồng trứng và dính nhiều liên quan đến ruột, bàng quang và niệu quản. Kèm với triệu chứng như đau, vô sinh hoặc phá hủy mô tại chỗ.

Việc điều trị LNMTC hiện nay còn nhiều khó khăn và việc theo dõi bệnh cũng không phải dễ dàng. Điều trị hiện nay thường dùng các thuốc điều trị triệu chứng, phẫu thuật để loại bỏ các tổ chức lạc nội mạc và ngăn ngừa tái phát tuy nhiên các thuốc điều trị thường gây nhiều tác dụng phụ và và giá thành còn cao so với thu nhập của đại đa số người dân Việt Nam.

Hiện nay trên thế giới đang có su hướng sử dụng thuốc có nguồn gốc thiên nhiên để giải quyết các vấn đề về LNMTC. Phụ Lạc Cao là thuốc đã được sử dụng tại rộng rãi tại các bệnh ở Trung Quốc. Tại Việt Nam Phụ Lạc Cao đã được cấp phép lưu hành.

Mục đích nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả và độ an toàn của Phụ Lạc Cao trong điều trị LNMTC

Đối tượng nghiên cứu: 94 bệnh nhân chia làm 2 nhóm được điều trị bằng Phụ Lạc Cao trong 3 tháng. Nhóm 1: Bệnh nhân được chẩn đoán LNMTC sau phẩu thuật. Nhóm 2: Bệnh nhân có chẩn đoán LNMTC chưa đến giai đoạn phẫu thuật.

Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng không đối chứng.

Kết quả: Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu là 33,1 ± 6,8 , trong đó chủ yếu là nhóm dưới 40 tuổi (75,5%). Nồng độ CA125 và kích thước nang LNM ổn định sau 3 tháng dùng thuốc. 99% giảm đau bụng khi hành kinh. 52,1% thấy khó uống, 1,1% dị ứng và hầu như không có tác dụng phụ men gan giảm trong giới hạn bình thường.

Kết luận: Bệnh LNMTC ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống vì vậy việc điều trị triệu chứng và bảo tồn là rất cần thiết.

Thuốc Phụ Lạc Cao bước đầu đã đáp ứng được mong muốn của người bệnh là an toàn và dễ sử dụng chi phí không cao và hiệu quả nổi trội và rõ nét chính là giảm và mất đau bụng khi hành kinh.

KẾT QUẢ:

A. HIỆU QUẢ SAU 3 THÁNG ĐIỀU TRỊ

I. Triệu chứng cơ năng sau 3 tháng dùng thuốc

 

 

Trước dùng

3 tháng sau

Thay đổi

P

Không thể làm việc vì đau bụng kinh

2,7

1,5

1,2

0,000

Khó khăn khi đứng vì đau bụng kinh

2,6

1,5

1,1

0,000

Khó khăn khi ngồi vì đau bụng kinh

2,5

1,4

1,2

0,000

Khó khăn đi lại vì đau bụng kinh

2,7

1,4

1,2

0,000

Khó khăn khi tập thể dục vì đau bụng kinh 

2,2

1,5

0,7

0,000

Mất ngon miệng vì đau bụng kinh

2,3

1,4

0,9

0,000

Không thể ngủ vì đau bụng kinh

2,2

1,4

0,8

0,000

Đau trong/sau khi giao hợp

2,3

1,4

1,0

0,000

Đau khi đi tiểu

1,8

1,4

0,9

0,004

Đau khi đi đại tiện

2,0

1,4

0,4

0,000

Dùng thuốc giảm đau

2,5

1,5

1,0

0,000

Bảng 1: Triệu chứng cơ năng sau 3 tháng dùng thuốc

Nhận xét: Sau 3 tháng uống thuốc

-          Tỷ lệ không thể làm việc vì đau bụng kinh cải thiện 20% khỏi hẳn.

-          60% không cần dùng thuốc giảm đau khi hành kinh (cải thiện 20% khỏi hẳn).

-          Các triệu chứng của LNMTC sâu (đau khi giao hợp, tiểu tiện, giao hợp) tỷ lệ khỏi hẳn không nhiều (10%) nhưng cải thiện rõ tần xuất xuất hiện (chỉ còn 1% trường hợp xuất hiện triệu chứng thường xuyên).

 

II. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng sau 3 tháng sử dụng thuốc.

Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng sau 3 tháng dùng thuốc

 

Không

Nhẹ

TB

Nặng

Xơ cứng âm đạo

94 (100%)

0

0

0

Xơ cứng D/C TC cùng

93 (98,9%)

1 (1,1%)

0

0

Xơ cứng chu cung

93 (98,9%)

1 (1,1%)

0

0

CA125

65,3 ± 4,6 đơn vị.

Kích thước BT

53 ± 7,6 mm (50 trường hợp PK)

Nhận xét:

-          Thuốc không cải thiện được các triệu chứng của LNMTC sâu.

-          Nồng độ CA125 huyết thanh được giữ ổn định sau 3 tháng sử dụng thuốc.

-          Kích thước nang BT không tăng thêm sau 3 tháng dùng thuốc.

 

B. ĐÁNH GIÁ ĐỘ AN TOÀN

Bảng 3: Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng không mong muốn khi dùng thuốc.

 

 

Sau 1 tháng

Sau 2 tháng

Sau 3 tháng

Khó uống

63 (67,0%)

50 (53,2%)

49 (52,1%)

Buồn nôn, nôn

19 (20,2%)

21 (22,3%)

14 (14,9%)

Tiêu chảy

19 (20,2%)

12 (12,8%)

11 (11,7%)

Dị ứng

15 (16,0%)

1 (1,1%)

1 (1,1%)

 

Trước sử dụng

Sau 3 tháng

SGOT

27,2 ± 3,5

23,6 ± 1,1

SGPT

32,6 ± 2,4

28,1 ± 1,6

         

Nhận xét

 

-          Khó uống là dấu hiệu rõ nhất trong các dấu hiệu khi sử dụng phụ lạc cao (67%), các triệu chứng khác như nôn – buồn nôn, rối loạn tiêu hóa  có dấu hiệu thấp (20,2%), triệu chứng dị ứng có tỷ lệ thấp nhất (16%). Các tỷ lệ có giảm đáng kể sau 3 tháng sử dụng thuốc.

-          Chức năng gan không bị ảnh hưởng sau 3 tháng sử dụng thuốc.

KẾT LUẬN

 

Sau 3 tháng uống thuốc

-          Tỷ lệ không thể làm việc vì đau bụng kinh cải thiện 20% khỏi hẳn.

-          60% không cần dùng thuốc giảm đau khi hành kinh (cải thiện 20% khỏi hẳn).

-          Các triệu chứng của LNMTC sâu (đau khi giao hợp, tiểu tiện, giao hợp) tỷ lệ khỏi hẳn không nhiều (10%) nhưng cải thiện rõ tần xuất xuất hiện (chỉ còn 1% trường hợp xuất hiện triệu chứng thường xuyên).

-          Nồng độ CA125 huyết thanh được giữ ổn định sau 3 tháng sử dụng thuốc.

-          Kích thước nang BT không tăng thêm sau 3 tháng dùng thuốc.

-          Chức năng gan không bị ảnh hưởng sau 3 tháng sử dụng thuốc.

 



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích