2% dân số mắc lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là sự di chuyển của nội mạc tử cung đến một nơi khác ngoài buồng tử cung, ở đó nội mạc tử cung tiếp tục tăng sinh phát triển, thoái triển theo chu kỳ kinh. Tỷ lệ mắc bệnh rất cao, chiếm 2% dân số và khoảng 3-10% phụ nữ đang độ tuổi sinh nở.

Bệnh nhân LNMTC thường là phụ nữ trẻ, vô sinh hoặc đẻ ít. Triệu chứng gặp phải thường là đau bụng vào trước và trong lúc hành kinh, giao hợp đau, ra máu bất thường giữa chu kỳ kinh, có khi ra máu theo chu kỳ ở những vùng ngoài bộ phận sinh dục, đau ở vùng bụng dưới...

Ảnh minh họa.

Đa số các chuyên gia y tế cho rằng, nguyên nhân của bệnh là do hiện tượng trào ngược máu kinh. PGS.TS Vương Tiến Hòa, bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, LNMTC là do máu kinh có lẫn những mảnh nhỏ của nội mạc tử cung bong ra bị chảy ngược trở lại. Thường nó chảy vào ống dẫn trứng, qua ống dẫn có thể thấm vào khoang bụng, bàng quang, trực tràng và có thể "chạy" tới buồng trứng. Những mảnh vụn này không bị giết đi mà cắm vào những nơi này và cứ thế mà phát triển.

Về điều trị, hiện đã có nhiều phương pháp điều trị LNMTC được áp dụng. Điều trị nội khoa bao gồm dùng hormon kháng estrogen để làm teo ổ lạc nội mạc (progestin liều cao, danazon, GnRH). Ngoại khoa bao gồm phẫu thuật phá hủy, cắt bỏ các tổ chức lạc nội mạc, bảo tồn chức năng của cơ quan hoặc cắt bỏ tử cung nếu bệnh nhân không có nhu cầu sinh thêm con. Hiện nay phẫu thuật nội soi đã được áp dụng rộng rãi.

Tại ViệtNam, các sản phẩm thảo dược đang được lựa chọn để hỗ trợ điều trị, phòng ngừa LNMTC hiệu quả. Trong đó, điển hình là Phụ Lạc Cao. Mới đây, đề tài nghiên cứu tại BV Phụ sản Trung ương đã cho thấy Phụ Lạc Cao đạt hiệu quả cao trên bệnh nhân bị LNMTC, giảm các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa tái phát sau phẫu thuật.

PGS.TS Nguyễn Quốc Tuấn – BV Phụ sản TƯ – người thực hiện nghiên cứu về tác dụng của Phụ Lạc Cao cho hay, điều nổi trội nhất của Phụ Lạc Cao là không có tác dụng phụ, dễ sử dụng với hiệu quả rõ rệt mà chính người bệnh cảm nhận được, đó là giảm và mất triệu chứng đau bụng khi hành kinh, điều hòa kinh nguyệt, ngăn chặn tái phát bệnh.

Nhiều bệnh nhân đã sử dụng Phụ Lạc Cao đạt kết quả tốt. Chị Trần Đinh Thùy Linh ở Quận 5 - TP Hồ Chí Minh biết mình bị LNMTC từ năm 2001. Uống nhiều loại thuốc mà không đỡ, năm 2002, chị phải phẫu thuật cắt ổ LNMTC. Nhưng chỉ một tháng sau, chị bị đau bụng, rong kinh, đi khám thì bác sĩ cho biết chị có ổ LNMTC khác. Cuối năm 2009, chị tình cờ biết đến Phụ Lạc Cao và mua về uống. Kết quả thật bất ngờ: “Sau một tháng dùng Phụ Lạc Cao, tôi thấy đỡ đau bụng hẳn. Bây giờ ngày thường không đau bụng nữa, chỉ đến chu kỳ kinh nguyệt thì mới đau chút ít, cũng như sinh lý bình thường của các chị em khác. Kinh nguyệt điều hòa, tôi ăn ngủ tốt hơn. Mừng nhất là không phải đi mổ nữa – tôi từng bị mổ rồi nên giờ sợ lắm”- Chị Linh cho biết.

Được biết, Phụ Lạc Cao đã được hơn 600 bệnh viện ở Trung Quốc sử dụng cho những trường hợp đau bụng trong kỳ kinh, vô sinh do LNMTC đạt kết quả rất tốt. Bên cạnh dùng Phụ Lạc Cao, bệnh nhân cần giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng, căng thẳng, nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Hà Thanh

Uy tín của Phụ Lạc Cao đã được khẳng định:

1. Hội thảo tại về điều trị lạc nội mạc tử cung giới thiệu sử dụng Phụ Lạc Cao tại bệnh viện Phụ sản TƯ năm 2010 với sự tham gia của PGS.TS Nguyễn Viết Tiến – GĐ bệnh viện Phụ sản TƯ, GS.TS Nguyễn Đức Vy – Nguyên Chủ tịch Hội Sản phụ khoa & Sinh đẻ CKH Việt Nam, GS.TS Vương Hồng Tĩnh – Uỷ viên Hội Y học sinh sản tỉnh Tứ Xuyên – Trung Quốc cùng nhiều giáo sư, bác sĩ tại các bệnh viện ở Hà Nội.

2. Hội thảo về điều trị lạc nội mạc tử cung thảo luận phương pháp sử dụng Phụ Lạc Cao tại bệnh viện Từ Dũ tháng 8/2010 với sự tham gia của BSCK II Phạm Việt Thanh - GĐ bệnh viện Từ Dũ, PGS.TS Vương Tiến Hòa – Giảng viên ĐH Y Hà Nội và đông đảo giáo sư, bác sĩ tại nhiều bệnh viện ở TP.HCM.

3. Nghiên cứu về tác dụng của Phụ Lạc Cao đối với bệnh lạc nội mạc tử cung tại bệnh viện Phụ sản TƯ hoàn thành năm 2010 do PGS.TS Nguyễn Quốc Tuấn thực hiện đã cho thấy: 93,3% bệnh nhân giảm đau bụng kinh, không có trường hợp nào tái phát sau phẫu thuật.



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích