Nghiên cứu mới giúp điều trị và phòng ngừa lạc nội mạc tử cung

Khi cơ thể xuất hiện một số triệu chứng như: đau bụng dữ dội trong ngày có kinh, đau khi giao hợp, đi vệ sinh, người mệt mỏi khó chịu…thì rất có thể đó là những dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung- một bệnh lý gây vô sinh và hiếm muộn với tỷ lệ cao ở người phụ nữ.

 phụ lạc cao - đau bụng kinh (Ảnh minh họa)

Ảnh minh họa

Đôi điều cần biết về lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là tình trạng nội mạc tử cung (lớp lót bên trong tử cung) nằm sai vị trí, có mặt không chỉ ở mặt trong của tử cung mà có thể “di chuyển” sang ổ bụng, thành tử cung, thành ruột…., chỉ cần một chu kỳ trào ngược máu kinh là có thể gây lạc nội mạc tử cung.

Bệnh nhân bị bệnh này thường có các triệu chứng như: đau bụng dữ dội trong chu kỳ kinh nguyệt, bệnh càng lâu ngày thì đau càng nặng và đặc biệt là gây khó có con, vô sinh nếu không được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, người bệnh cũng thường bị đau trong và sau khi giao hợp, khi đi vệ sinh và một số triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn, xuất huyết nhiều, bệnh có khả năng phát triển thành một số loại ung thư. Vì thế, mọi sinh hoạt, học tập, làm việc, kể cả tâm lý của bệnh nhân đều bị ảnh hưởng đáng kể vì những sự phiền muộn này gây ra.

Điều trị LNMTC bằng cách nào?

Điều trị cần tuân thủ 2 nguyên tắc là phá hủy hết tổn thương LNMTC và tái thiết lại cấu trúc giải phẫu bình thường. Điều trị nội khoa được chỉ định cho những bệnh nhân có triệu chứng hành kinh đau, đau bụng hạ vị, vô sinh, hay để hỗ trợ cho điều trị ngoại khoa trước và sau phẫu thuật.

Phẫu thuật nội soi cho phép gỡ dính, phá hủy các tổn thương, bóc tách hay cắt bỏ u nang LNMTC, tạo hình vòi trứng, đốt điện lưỡng cực hay đốt laser để phá hủy các tổn thương. Trong các trường hợp LNMTC nặng, có thể phải cắt buồng trứng, cắt dây chằng tử cung - cùng, thậm chí cắt tử cung.

Theo GS.TS Nguyễn Đức Vy, Chủ tịch Hội sản phụ khoa Việt Nam, chỉ cần một chu kỳ kinh nguyệt có trào ngược máu kinh vào ổ bụng là có thể bị LNMTC. Nếu được dùng nội tiết hợp lý sau phẫu thuật thì thời gian bị tái phát trở lại sẽ lâu hơn và giảm đi số lần tái phát. Về việc điều trị LNMTC, các bác sĩ thường áp dụng một số phương pháp như: sử dụng thuốc giảm đau, thuốc tránh thai, một số hooc-môn, hay phẫu thuật…

Theo PGS.TS Vương Tiến Hòa, với bệnh nhân đã phẫu thuật LNMTC, bác sĩ thường cho dùng thuốc nội tiết thích hợp, trong đó có Zoladex. Zoladex có tác dụng ức chế sự phát triển của khối LNMTC, nhưng bên cạnh đó cũng có một số tác dụng phụ như: làm chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt, khô âm đạo… Hiện nay, để tăng hiệu quả điều trị LNMTC, các bác sĩ có thể dùng cho bệnh nhân thuốc nội tiết kết hợp với Phụ Lạc Cao, hoặc cũng có thể chỉ dùng Phụ Lạc Cao.

Nghiên cứu mới về điều trị bệnh LNMTC tại bệnh viện Phụ sản TƯ

Vừa qua, nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiệu quả điều trị và độ an toàn của thuốc Phụ Lạc Cao” trên 50 bệnh nhân lạc nội mạc tử cung tại bệnh viện Phụ sản TƯ do PGS. TS Nguyễn Quốc Tuấn- Phó khoa phụ ngoại III cùng các cộng sự thực hiện đã  hoàn tất. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đối với các bênh nhân LNMTC chưa phẫu thuật, thì sau 3 tháng điều trị duy nhất bằng Phụ Lạc Cao, có tới 93,3% bệnh nhân giảm rõ rệt các triệu chứng đau bụng kinh, đau vùng hạ vị…, trong đó 26,7% hết đau hoàn toàn. Đồng thời, với nhóm bệnh nhân sau khi phẫu thuật được điều trị hoàn toàn bằng Phụ Lạc Cao thì 100% đều thấy dễ chịu, không có trường hợp nào tái phát LNMTC. Đặc biệt,  những bệnh nhân chưa phẫu thuật sau 3 tháng sử dụng Phụ Lạc Cao có tới 86,6% bệnh nhân giảm rõ rệt nồng độ CA -125 (một loại protein đánh dấu ung thư buồng trứng- thường thấy tăng lên trong bệnh lý LNMTC). Nghiên cứu này mở ra một hướng điều trị mới cho các bệnh nhân bị đau bụng dữ dội và vô sinh do LNMTC.

Thanh Loan (Nguồn: Đau bụng kinh)

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập: http://daubungkinh.online

Điện thoại tư vấn: 04.37757066 / 08.39770707



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích