Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thể bị đau bụng ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Nhưng hầu hết các trường hợp, chứng đau bụng kinh gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của nhiều chị em. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến đau bụng kinh?

Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Các nguyên nhân gây đau bụng kinh có biểu hiện rất khác nhau. Những bệnh nhân mắc lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, người có cơ quan sinh dục cấu tạo không bình thường... đều có thể bị đau bụng khi hành kinh. Mặt khác, sự tồn tại của những vật lạ trong tử cung (như vòng tránh thai) cũng có thể kích thích tử cung gây ra đau đớn. Nhiều trường hợp đau bụng kinh sinh lý không có nguyên nhân rõ ràng. 

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến đau bụng hành kinh có thể quy về một số phương diện sau:

- Cơ nhẵn tử cung bị thiếu máu, gây co thắt, thậm chí co rút cơ tử cung, từ đó xuất hiện đau bụng kinh.

- Hàm lượng chất prostaglandin (PG) trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung tăng cao. 

- Ở người bị bệnh lạc nội mạc tử cung, triệu chứng đau bụng kinh dữ dội có thể diễn ra thường xuyên cả trước cũng như trong những ngày hành kinh và sau đó. Bởi vậy, có thể nói lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân rõ nét nhất gây đau bụng kinh.

Đau bụng kinh dữ dội là nỗi ám ảnh với nhiều phụ nữ

Đau bụng kinh dữ dội là nỗi ám ảnh với nhiều phụ nữ

Đi khám nếu có biểu hiện đau bụng kinh quá mức

Với đa số phụ nữ, cảm giác đau bụng kinh thường gây mệt mỏi. Đặc biệt, có một số người, cơn đau ở mức không thể chịu nổi, khiến họ cảm thấy khốn khổ và kiệt sức. Để đẩy lùi tình trạng đau bụng kinh, trước tiên chị em nên đến bệnh viện kiểm tra phụ khoa một cách tỉ mỉ. Trong điều trị, các nhóm thuốc thường được các bác sĩ lựa chọn là thuốc kháng viêm, thuốc nội tiết. Tuy nhiên, một số phụ nữ phải bỏ dở đợt điều trị do tác dụng phụ của những thuốc này.

Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các thuốc có nguồn gốc thảo dược, hiệu quả bền vững, ít tác dụng phụ khi dùng lâu dài để điều trị chứng đau bụng kinh, mà Phụ Lạc Cao là thuốc tiên phong trong số đó. Với thành phần chính là nga truật (nghệ đen) giúp hành khí, thông huyết, kết hợp cùng các thảo dược quý khác như: đan sâm, sài hồ, xích thược, đương quy,… Phụ Lạc Cao có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, điều trị đau bụng kinh và bệnh lý chủ yếu dẫn đến đau bụng kinh là lạc nội mạc tử cung. Thuốc Phụ Lạc Cao đã được nghiên cứu tại bệnh viện Phụ sản TƯ, Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Từ Dũ- TP.HCM và đều cho hiệu quả tốt: giảm đau bụng kinh rõ rệt, điều hòa kinh nguyệt, điều trị hiệu quả lạc nội mạc tử cung, phòng ngừa bệnh tái phát.

Từ khi xuất hiện tại các nhà thuốc, Phụ Lạc Cao đã mang đến niềm vui cho nhiều bệnh nhân, điển hình như trường hợp của chị Nguyễn Thị Đệ (ở TP.HCM). Mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, hàng tháng, chị Đệ đều bị ra máu kinh ồ ạt, vón cục, đau bụng tận 4-5 ngày: “Chưa bao giờ tôi cảm giác đau đớn đến vậy. Cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, nhũn ra, không làm được việc gì. Tôi không ăn uống được gì ngoài cháo”. Mỗi chu kỳ kinh, tổng cộng chị phải sử dụng đến mấy vỉ thuốc giảm đau. May mắn đã đến khi chị biết tới Phụ Lạc Cao và mua về sử dụng. Dùng Phụ Lạc Cao được 3,4 tháng, chị bắt đầu thấy có hiệu quả tốt, đau bụng giảm rõ rệt: “Tôi có thể đi lại bình thường, ăn uống tốt và ngủ ngon hơn. Mỗi chu kỳ kinh chỉ còn phải dùng 5-6 viên thuốc giảm đau”- chị cho biết.

Bên cạnh việc duy trì sử dụng Phụ Lạc Cao, người bệnh nên lưu ý, tác dụng của tâm lý trị liệu và sự nghỉ ngơi cũng không thể coi nhẹ, đặc biệt là với phụ nữ trẻ tuổi bị đau bụng kinh. 



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích