Ăn Sả chữa đau bụng kinh
Sả là một loại cỏ thuộc họ lúa, có tên khoa học là Cymbopogon citratus, toàn thân cây có mùi thơm nhẹ như mùi chanh, do thành phần chính của nó là tinh dầu citral có nhiều công dụng chữa bệnh.
Sả có tác dụng hạ sốt, chống trầm cảm, giúp tiêu hóa tốt, nhất là uống một ly nước có pha vài giọt tinh dầu sả ngay sau các bữa ăn. Người ta còn sử dụng hương thơm của sả trong các phương pháp trị liệu khác như xông hơi, tắm hơi để thư giãn cơ thể và tạo cảm giác sảng khoái sau một ngày làm việc.
Sả có tác dụng làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu, làm thuốc bổ giúp ăn ngon và làm giảm co thắt. Tinh dầu sả chống sình bụng, đầy hơi, ăn uống không tiêu, chỉ cần 3 - 6 giọt tinh dầu nghiền chung với một ít siro thành một hỗn hợp dạng sữa rồi uống sẽ tống được hơi ra ngoài. Sả làm tăng hoạt động và làm mạnh dạ dày cũng như bộ máy tiêu hóa, trong trường hợp rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đau dạ dày hoặc tiêu chảy.
Sả có tác dụng làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu
Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi hành kinh, lấy vài giọt tinh dầu sả trộn với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng rồi uống, cũng có thể ép sả tươi lấy dịch hoặc sắc lấy nước rồi uống cũng sẽ thấy bớt đau.
Ngoài ra sả còn chữa đau khớp và các trường hợp đau khác như đau lưng, đau nhức dây thần kinh, đau đầu, lấy tinh dầu sả trộn với gấp đôi lượng dầu dừa rồi bôi vào các chỗ đau hoặc sưng sẽ thấy rất hiệu quả. Trong trường hợp đau cấp tính thì có thể uống thêm nước sắc của sả tươi. Chữa ghẻ, lấy bột lá sả trộn với sữa thành một khối nhão rồi đắp ngay lên những chỗ bị ghẻ, làm vài lần trong ngày.
CHƯƠNG TRÌNH "KHÁM VÀ TƯ VẤN SỨC KHỎE MIỄN PHÍ CHO BỆNH NHÂN ĐAU BỤNG KINH" VỚI PGS.TS. LÊ THỊ HIỀN VÀ CÁC CHUYÊN GIA SẢN PHỤ KHOA ĐẦU NGÀNH DIỄN RA VÀO SÁNG THỨ 7 NGÀY 30/03/2013 TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN AN THỊNH. CHỊ EM CÓ THỂ ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY
Nguồn: sưu tầm