Lạc nội mạc tử cung là bệnh phụ khoa xảy ra khi lớp niêm mạc trong tử cung vì một nguyên nhân nào đó lại đi lạc vào buồng trứng, bàng quang hay trực tràng… chúng sẽ phát triển, tích tụ lại thành các lớp nội mạc đi lạc. Ngoài điều trị dùng thuốc thì phẫu thuật mổ lạc nội mạc tử cung là phương pháp hay được sử dụng. Vậy điều trị sau mổ lạc nội mạc tử cung cần chú ý những gì?
Lạc nội mạc tử cung – bệnh phụ khoa mạn tính
Trong điều trị lạc nội mạc tử cung có 2 phương pháp nội khoa và ngoại khoa. Nội khoa là điều trị bệnh từ bên trong bằng cách sử dụng thuốc nhằm ức chế sự hoạt động của hormone, điều hòa kinh nguyệt và giảm đau. Còn ngoại khoa là thực hiện phẫu thuật loại bỏ phần niêm mạc tử cung bị lạc ra ngoài.
Thông thường, lạc nội mạc tử cung chỉ dùng thuốc điều trị làm thuyên giảm tình trạng đau ở bệnh nhân mà không có tác dụng làm nhỏ các tế bào niêm mạc đi lạc.
Bác sĩ sẽ chỉ thực hiện phẫu thuật khi khối u lạc nội mạc tử cung quá to hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, mang thai của người phụ nữ. Bởi lẽ đặc tính của bệnh là tái phát, sau khi mổ phẫu thuật, bệnh vẫn tái phát trở lại. Do đó, chị em cần hết sức cân nhắc khi mổ lạc nội mạc tử cung.
Phẫu thuật điều trị lạc nội mạc tử cung chỉ thực hiện trong một số trường hợp vì bệnh sẽ tái phát
Những trường hợp cần mổ lạc nội mạc tử cung:
● Bệnh nhân đã dùng thuốc trong một thời gian dài mà bệnh không thuyên giảm.
● Bị lạc nội mạc tử cung nghiêm trọng và mô sẹo ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng khác như ruột và bàng quang.
● Lạc nội mạc tử cung gây đau bụng kinh dữ dội đến mức không chịu được.
● Khi siêu âm thấy có u nang lạc nội mạc tử cung trên buồng trứng hay vị trí của khối u ảnh hưởng đến khả năng mang thai, sinh con.
● Chị em có nhu cầu mang thai trong thời gian sắp tới thì có thể thực hiện mổ lạc nội lạc tử cung để cải thiện khả năng sinh sản.
Phương pháp thực hiện là các bác sĩ sẽ phẫu thuật mổ nội soi ổ bụng. Tuy nhiên trong một vài trường hợp bị bệnh nặng, có thể bạn sẽ phải thực hiện cắt bỏ tử cung hay buồng trứng để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của mình.
Như vậy, việc mổ lạc nội mạc tử cung chỉ thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ chứ không phải mong muốn của người bệnh. Qua nhu cầu cũng như tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung an toàn và tốt nhất cho bạn.
Điều trị sau mổ lạc nội mạc tử cung
Sau khi mổ phẫu thuật lạc nội mạc tử cung, chị em vẫn tiếp tục quá trình điều trị, theo dõi và kiểm soát các khối nội mạc bởi bệnh vẫn có khả năng tái phát trở lại.
Sử dụng thuốc
Chị em có thể được chỉ định sử dụng loại GnRH nếu sau khi phẫu thuật vẫn còn các triệu chứng đau kéo dài. GnRH đồng vận có tác dụng rất tốt trong việc kéo dài khoảng thời gian giảm đau. Bất lợi của liệu pháp sử dụng GnRH đồng vận là chỉ có lợi ích tạm thời trong khoảng thời gian dùng thuốc. Sử dụng kéo dài các chất đồng vận có thể mang lại nhiều lợi ích nhưng kèm theo đó là các tác dụng phụ và gây tốn kém về tài chính.
Viên uống tránh thai phối hợp cũng được xem là một liệu pháp điều trị giúp ức chế các cơn đau sau phẫu thuật mổ lạc nội mạc tử cung. Khi bệnh nhân sử dụng viên uống tránh thai phối hợp, các triệu chứng sẽ được kiểm soát tốt. Viên uống tránh thai có lợi ích là giá thành thấp, ít tác dụng phụ và khả năng sử dụng lâu dài (ít nhất là 24 tháng) trong việc làm giảm tái phát u lạc nội mạc cũng như làm giảm tần suất và mức độ thống kinh.
Tuân thủ chế độ ăn uống: Vài ngày đầu sau phẫu thuật, chị em chỉ nên ăn thức ăn dạng lỏng, dễ nuốt. Sau đó thì nên ăn uống đủ chất, đảm bảo những chất cần thiết cho sức khỏe, uống đủ nước, ăn nhiều thực phẩm giàu protein, nhiều rau xanh và hoa quả, đồng thời hạn chế cung cấp thêm chất béo cho cơ thể.
Điều trị lạc nội mạc tử cung cần có chế độ dinh dưỡng tốt
Bổ sung thực phẩm tự nhiên giúp cải thiện và phòng ngừa tái phát lạc nội mạc tử cung: Hiện nay, các chuyên gia đầu ngành của Việt Nam đang đánh giá cao hiệu quả của việc sử dụng sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát lạc nội mạc tử cung. Trong số đó, tiêu biểu là thực phẩm chức năng Phụ Lạc Cao EX chứa N-Acetyl-L-Cysteine kết hợp với các dược liệu quý khác. N-Acetyl-L-Cysteine đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh tác dụng điều hòa miễn dịch, chống gốc tự do, giảm sự tăng sinh tế bào bất thường, loại bỏ các tế bào niêm mạc tử cung đi lạc... Ngoài ra, sự kết hợp của N-Acetyl-L-Cysteine với nga truật (còn gọi là nghệ đen), đan sâm, sài hồ, đương quy đã tạo nên một bài thuốc giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nhanh các triệu chứng đau đớn do tình trạng khí huyết kém lưu thông như: đau bụng trước, trong và sau kỳ kinh; đau do lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng; rối loạn kinh nguyệt ở thời kỳ tiền mãn kinh…
Phân tích của GS.TS Nguyễn Đức Vy trong video sau đây sẽ giúp chị em hiểu rõ 3 lợi ích vượt trội mà sản phẩm này mang lại trong quá trình điều trị và phòng ngừa lạc nội mạc tử cung
Ngoài ra, chị em nên tránh vận động gắng sức sẽ ảnh hưởng tới vết mổ nhưng cũng không nên nằm một chỗ. Để ý tới vết mổ, tuyệt đối không ngâm mình trong bồn tắm cho tới khi vết mổ liền hẳn.
Nếu phát hiện vết mổ bị sưng, nóng, đỏ hoặc chảy mủ hãy tới bệnh viện ngay để kiểm tra. Nếu sau mổ mà không có dấu hiệu gì bất thường thì bạn vẫn nên tái khám đúng theo cái lịch hẹn của bác sĩ để xem sự phục hồi của cơ thể và xem bạn có bị biến chứng gì sau phẫu thuật không.
Sau khi mổ lạc nội mạc tử cung, sức khỏe của bạn vẫn chưa hoàn toàn bình phục, do đó không nên quan hệ tình dục sớm quá sẽ ảnh hưởng tới vết mổ và cơ quan sinh dục của bạn.
Bệnh lạc nội mạc tử cung vẫn có khả năng tái phát trở lại, do đó chị em vẫn cần tuân thủ các chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, chú ý chuyện quan hệ tình dục, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, phòng ngừa và kiểm soát bệnh tốt hơn.
Chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần để theo dõi bệnh và xử lý kịp thời nếu có biến chứng.
Trên đây là những cách điều trị sau mổ lạc nội mạc tử cung các bạn có thể chị em chỉ cần tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ và chuẩn bị cho mình một tâm lí thoải mái để bắt đầu quá trình điều trị bệnh.
Khải Tùng