Đau bụng kinh được coi là hiện tượng bình thường ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, đau bụng kinh dữ dội từ tháng này qua tháng khác lại là dấu hiệu cảnh báo những nguy hiểm tiềm ẩn. Vậy đau bụng kinh dữ dội như thế nào thì cần đi khám và có cách nào để cải thiện tình trạng này hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau!
Nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội
Kinh nguyệt xảy ra mỗi tháng một lần khi lớp lót tử cung (nội mạc tử cung) rụng xuống. Các mô nội mạc này đi qua một lỗ nhỏ ở cổ tử cung và thoát ra ngoài qua ống âm đạo.
Trong chu kỳ kinh nguyệt, lượng prostaglandin (hormone gây viêm, gây đau) tăng lên kích hoạt các cơn co thắt của tử cung, gây ra tình trạng đau bụng kinh. Đây là hiện tượng rất bình thường ở phụ nữ. Tuy nhiên, nếu những cơn đau này quá dữ dội, đến mức bạn không thể đi học, đi làm thì đây không còn là điều bình thường. Rất có thể, đây là biểu hiện của các bệnh lý liên quan đến tử cung hoặc cơ quan vùng chậu, chẳng hạn như:
- Lạc nội mạc tử cung: Đây là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung phát triển ở nhiều bộ phận khác của cơ thể như ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc khung chậu. Lạc nội mạc tử cung thường biểu hiện bởi những cơn đau bụng kinh dữ dội và kéo dài.
- U xơ tử cung: Khối u lành tính xuất hiện có thể gây áp lực lên tử cung, từ đó dẫn đến rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh.
- Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): Đây là khái niệm chỉ một nhóm các triệu chứng gây ra bởi sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Tình trạng này xảy ra từ 1 đến 2 tuần trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt và sẽ hết khi bắt đầu có kinh nguyệt.
- Bệnh viêm vùng chậu (PID): Các bệnh viêm vùng chậu như nhiễm trùng tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng thường do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra. Tình trạng viêm có thể dẫn đến đau bụng kinh dữ dội.
- Lạc nội mạc trong cơ tử cung: Đây là một tình trạng tương đối hiếm gặp, trong đó các mô nội mạc tử cung phát triển bên trong cơ của thành tử cung, gây viêm nhiễm và tạo áp lực cho tử cung, gây ra những cơn đau bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Hẹp cổ tử cung: Hẹp cổ tử cung cũng là một tình trạng hiếm gặp nhưng có thể gây đau bụng kinh dữ dội. Đây là hiện tượng cổ tử cung quá nhỏ làm chậm dòng chảy kinh nguyệt, gia tăng áp lực bên trong tử cung và gây đau.
Đau bụng kinh dữ dội là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm
Ngoài những nguyên nhân kể trên, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ đau bụng kinh như: Phụ nữ dưới 20 tuổi hoặc ngoài 50 tuổi, khi hormone không ổn định; Người dậy thì sớm; Người hút thuốc, uống nhiều rượu bia; Người có mẹ hoặc chị em gái bị đau bụng kinh…
>>>Xem thêm: Những tác hại oái oăm của bệnh đau bụng kinh ở phụ nữ
Đau bụng kinh dữ dội như thế nào thì cần đi khám?
Hãy đi gặp bác sĩ phụ khoa để được thăm khám và chẩn đoán nếu bạn có những biểu hiện sau đây:
- Đau liên tục sau khi đặt vòng tránh thai.
- Có ít nhất 3 kỳ kinh nguyệt đều bị đau.
- Trong kinh có các cục máu đông.
- Đau bụng kinh kèm theo tiêu chảy và buồn nôn.
- Đau bụng kinh nhưng không có kinh.
Cần đi khám sớm nếu bị đau bụng kinh dữ dội và có triệu chứng bất thường
Bạn cũng cần lưu ý rằng đau quặn đột ngột hoặc đau vùng chậu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Tình trạng này nếu không được điều trị có thể tạo thành các mô sẹo gây tổn thương cho cơ quan vùng chậu, dẫn đến vô sinh. Vì vậy, khi có những triệu chứng nhiễm trùng, bạn hãy nhanh chóng tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Triệu chứng của nhiễm trùng phụ khoa bao gồm:
- Sốt
- Đau vùng chậu nghiêm trọng
- Đau đột ngột và dữ dội
- Dịch tiết âm đạo có mùi hôi.
>>>Xem thêm: Chỉ vì coi thường đau bụng kinh, cả triệu chị em đã “gánh họa” vô sinh
Trị đau bụng kinh dữ dội như thế nào?
Để điều trị đau bụng kinh, bạn có thể áp dụng các phương pháp cải thiện tại nhà hoặc điều trị y tế dưới sự hướng dẫn của bác sĩ phụ khoa.
Điều trị tại nhà
Điều trị chăm sóc tại nhà có thể giúp làm giảm đau bụng kinh. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản sau:
- Dùng một chai nước ấm hoặc túi sưởi để chườm lên vùng xương chậu hoặc lưng.
- Massage vùng bụng.
- Tắm nước ấm.
Tắm nước ấm giúp giảm đau bụng kinh
- Tập thể dục thường xuyên. Bạn có thể đơn giản chỉ cần nghỉ ngơi thư giãn hoặc tập yoga, thiền định…
- Bổ sung dinh dưỡng bằng những món ăn nhẹ, nhiều rau xanh trái cây.
- Bổ sung vitamin B6, B1, vitamin E, axit béo omega-3, canxi, magie và giảm lượng muối, hạn chế uống rượu, cà phê và đường để giảm cảm giác đầy hơi trong những ngày hành kinh.
Điều trị y tế
Nếu các phương pháp điều trị tại nhà không làm giảm tình trạng đau bụng kinh thì bạn có thể điều trị y tế. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây đau mà bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu bạn bị đau bụng kinh dữ dội do viêm vùng chậu hoặc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để loại bỏ viêm nhiễm. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kê toa các loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc giảm đau, thậm chí là thuốc chống trầm cảm…
Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị bạn thử kiểm soát sinh sản nội tiết tố bằng phương pháp dùng thuốc, miếng dán, đặt vòng âm đạo, tiêm hoặc cấy que tránh thai. Việc kiểm soát sinh sản cũng có thể giúp giảm đau bụng kinh.
Kiểm soát sinh sản có thể giúp giảm đau bụng kinh
Trong trường hợp bạn bị đau bụng kinh dữ dội do lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung, rất có thể bạn cần can thiệp bằng biện pháp phẫu thuật để loại bỏ khối u và các mô nội mạc tử cung “đi lạc”.
Nếu tất cả những biện pháp trên đều không hiệu quả và bạn vẫn bị đau bụng kinh dữ dội, bạn có khả năng phải phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tử cung. Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp này đồng nghĩa với việc bạn không thể có con, nên cách này thường chỉ áp dụng với những người đã có đủ con hoặc không muốn sinh con.
>>>Xem thêm: Giảm đau bụng kinh hiệu quả với 8 loại nước ép dễ làm
Cải thiện tình trạng đau bụng kinh dữ dội bằng sản phẩm thảo dược
Điều trị đau bụng kinh theo Tây y hầu hết cần sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, việc dùng thuốc có thể mang đến một số tác dụng phụ. Bởi vậy, thời gian gần đây, nhiều phụ nữ không ngừng tìm kiếm các bài thuốc Đông y để trị đau bụng kinh. Quả thật, trong dân gian có nhiều vị thuốc giúp giảm đau bụng kinh rất hiệu quả. Nhiều thành phần tự nhiên đã được chiết xuất, tổng hợp thành sản phẩm dễ sử dụng mà vẫn giữ nguyên được công dụng, tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là Phụ Lạc Cao EX.
Phụ Lạc Cao EX không chỉ chứa thành phần hỗ trợ cải thiện đau bụng kinh hiệu quả từ đan sâm - một vị thuốc quý đã được liệt kê phía trên mà còn được chắt lọc từ những thảo dược khác như: Đương quy, hương phụ, sài hồ bắc, kết hợp N-Acetyl L cysteine có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, lưu thông khí huyết, cải thiện triệu chứng đau bụng kinh, lạc nội mạc tử cung hiệu quả. Ngoài ra, Phụ Lạc Cao EX còn hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn của phụ nữ trước, trong và sau kỳ kinh; giúp điều hòa rối loạn kinh nguyệt, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.
Phụ Lạc Cao EX giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả
THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN
Nhiều chị em đã hết khổ sở vì đau bụng kinh
Nhiều người đã sử dụng và cho kết quả tốt sau khi dùng Phụ Lạc Cao EX. Điển hình như trường hợp của chị Trương Thị Vân Nhung ở số 3, Chợ Đạ Rsal, xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng (số điện thoại: 0869884076). Hãy theo dõi câu chuyện của chị Nhung tại video dưới đây:
>>> Xem thêm chia sẻ của những chị em đã cải thiện được chứng đau bụng kinh TẠI ĐÂY.
Các chuyên gia đánh giá ra sao về Phụ Lạc Cao EX?
Không chỉ được nhiều phụ nữ tin tưởng sử dụng, Phụ Lạc Cao EX nhận được sự đánh giá cao của các chuyên gia. Mời bạn xem phân tích của chuyên gia Vương Tiến Hòa tại video sau:
Như vậy, bài viết trên đã thông tin đến bạn về chứng đau bụng kinh dữ dội. Hãy cố gắng sinh hoạt điều độ và đừng quên sử dụng Phụ Lạc Cao EX để đẩy lùi triệu chứng khó chịu trong những “ngày đèn đỏ”, bạn nhé!
Nếu có nhu cầu tư vấn về tình trạng đau bụng kinh dữ dội hoặc đặt mua Phụ Lạc Cao EX, hãy gọi tới số tổng đài miễn cước cuộc gọi 18006105 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 0902207739 để được hỗ trợ tốt nhất.