Giải đáp 5 câu hỏi liên quan đến đau bụng kinh ở nữ giới

Ngoài những cơn đau bụng khi hành kinh thì chị em còn gặp một số triệu chứng khác như buồn nôn, mệt mỏi…. điều này khiến chị em có cảm giác kiệt quệ sức lực. Chính vì thế có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề đau bụng kinh nhưng chị em không biết hỏi ai. Bài viết này sẽ tổng hợp lại một số câu hỏi thường gặp nhất về đau bụng kinh giúp chị em hiểu hơn về bệnh và các biện pháp khắc phục.

Giải đáp các câu hỏi liên quan đến chứng đau bụng kinh ở chị em

1. Có mấy loại đau bụng kinh?

Theo các chuyên gia đau bụng khi hành kinh được chia làm 2 loại:

- Đau bụng kinh nguyên phát: thường diễn ra sau vài tháng khi thấy kinh lần đầu tiên và có tính chu kỳ. Cơn đau có thể diễn ra trước khi thấy kinh 1-2 ngày và có thể kéo dài khoảng 1-2 ngày khi thấy kinh và hết đau khi hết kinh.

- Đau bụng kinh thứ phát: là tình trạng đau vùng bụng dưới không theo chu kì, xảy ra sau nhiều năm không đau. Bệnh thường do những nguyên nhân như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, cổ tử cung hẹp, dị tật tử cung… Cơn đau có thể xảy ra trước khi thấy kinh, trong thời gian hành kinh và khi hết kinh, mức độ đau nặng nhẹ sẽ khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người.

2. Vì sao phụ nữ lại bị chứng đau bụng kinh và mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người lại khác nhau?

Xét về mặt cơ học thì khi cơ tử cung phải co bóp sẽ tống máu ra ngoài, nhưng nếu nồng độ prostaglandin tăng cao sẽ khiến cơ trơn tử cung co bóp quá mức để đẩy máu ra ngoài sẽ gây nên chứng đau bụng khi hành kinh ở chị em. Và tùy theo mức độ co bóp của tử cung, nồng độ prostaglandin trong cơ thể và ngưỡng chịu đau ở mỗi người sẽ khác nhau nên mức độ đau cũng sẽ khác nhau, có người thì trôi qua rất nhẹ nhàng, nhưng có người lại đau quằn quại…

3. Tại sao có nhiều chị em lúc trước không bị đau bụng nhưng sau khi lập gia đình thì lại bị đau bụng khi hành kinh?

Sau khi lập gia đình chị em bị chứng đau bụng khi hành kinh dữ dội, có người khi hết kinh vẫn còn đau thì nguyên nhân có thể là do mắc bệnh lạc nội mạc tử cung. Theo một số chuyên gia nguyên nhân gây bệnh lạc nội mạc tử cung vì một lý do nào đó (quan hệ tình dục trong thời gian hành kinh, dị tật tử cung, cổ tử cung chiết hẹp…) làm kinh nguyệt có lẫn các mảnh tế bào lạc nội mạc tử cung bị trào ngược lại vào vùng chậu (buồng trứng, vòi trứng, cơ tử cung, trực tràng…). Tại vị trí đi lạc, các mô nội mạc tử cung vẫn chịu ảnh hưởng của nội tiết tố nên vẫn phát triển và thoái triển theo chu kỳ kinh nguyệt, nhưng tại vị trí đi lạc máu kinh không thoát ra được cùng với phản ứng viêm tại chổ do máu đọng dẫn đến tình trạng gây đau bụng kinh dữ dội, và hình thành nên các mô sẹo dính sau khi hết kinh. Ngoài ra, còn có thể là do một số nguyên nhân khác như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, hội chứng tắc nghẽn vùng chậu…

 Nguyên nhân gây đau bụng kinh sau khi lập gia đình  có thể là do mắc bệnh lạc nội mạc tử cung

Nguyên nhân gây đau bụng kinh sau khi lập gia đình

có thể là do mắc bệnh lạc nội mạc tử cung

4. Tại sao đau bụng kinh lại kèm theo tiêu chảy?

Theo giải phẫu học thì cơ trơn tử cung và cơ ruột thuộc hệ cơ nội quang ống tiêu hóa nên khi nồng độ prostaglandin tăng cao sẽ khiến cơ trơn tử cung co bóp quá mức và điều này cũng khiến cơ của ruột non co thắt theo nên sẽ gây ra triệu chứng tiêu chảy trong thời gian hành kinh.

5. Nên làm gì để giảm đau bụng kinh?

Để giảm đau bụng khi hành kinh đa số chị em thường sử dụng các thuốc giảm đau thông thường như nhóm thuốc giảm đau chống viêm, nhóm thuốc giảm co thắt cơ trơn tuy nhiên hiệu quả giảm đau chỉ mang tính tức thời mặc khác các nhóm thuốc này lại gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như ảnh hưởng chức năng dạ dày, gan thận... Vì vậy để khắc phục nhược điểm của các nhóm thuốc tây giúp chị em vượt qua nỗi ám ảnh đau bụng kinh mỗi tháng một cách an toàn do vậy nhiều chị em đang có xu hướng tìm đến các bài thuốc từ thảo dược. Từ xa xưa, các thầy thuốc Đông y đã sử dụng các loại thảo dược như đan sâm, hương phụ, nga truật, đương quy, sài hồ để giúp tăng cường lưu thông khí huyết, mát gan nhuận khí, trục huyết ứ, tiêu sưng, giảm đau, ăn uống khó tiêu trong những ngày hành kinh…

Có thể nói đây chính là những bài thuốc được nhiều thầy thuốc sử dụng để giảm đau bụng kinh, tuy nhiên để đem lại sự thuận tiện nhất cho bệnh nhân khi sử dụng các nhà khoa học đã kết hợp các thành phần (gồm có đan sâm, hương phụ, nga truật, đương quy, sài hồ, N-Acetyl L-Cystein) này lại với nhau và bào chế thành công dưới dạng viên nén với tên gọi là Phụ Lạc Cao EX. Bài thuốc có tác dụng rất tốt trong việc giúp tăng cường lưu thông khí huyết; giúp làm giảm các triệu chứng đau bụng kinh cho chị em vừa giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng giúp phòng ngừa tái phát cũng như giảm triệu chứng đau bụng khi hành kinh trong những chu kì kinh sau. 

 Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc theo từng  cơ địa của mỗi bệnh nhân

Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc theo từng

cơ địa của mỗi bệnh nhân

Để tìm hiểu thêm thông tin về bệnh hoặc về sản phẩm Phụ Lạc Cao EX, chị em vui lòng liên hệ tới số điện thoại 0917 227 216 để được giải đáp.

Minh Thư



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích