Đau bụng kinh là tình trạng đau âm ỉ hoặc đau nhói ở vùng bụng dưới gây ảnh hưởng ít nhiều đến thời gian sinh hoạt, làm việc, học tập của rất nhiều chị em trong thời gian diễn ra nguyệt san. Cũng có rất nhiều những thắc mắc xung quanh vấn đề này mà chị em mong muốn được giải đáp. Chúng ta hãy lần lượt gỡ rối những thắc mắc thường gặp của các chị em mắc chứng đau bụng kinh nhé!
1. Triệu chứng nhận biết của đau bụng kinh là gì?
Biểu hiện phổ biến nhất là chứng đau bụng dưới khi đến ngày đèn đỏ, cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau xuyên ra cột sống, đau lan xuống hai bẹn, đau lan xuống hai bên đùi và toàn ổ bụng, mức độ đau nặng nhẹ có thể khác nhau ở mỗi người. Bên cạnh đó có thể kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, thay đổi tâm trạng, đau đầu, tiêu chảy… Dựa vào mức độ và tính chất có thể chia ra làm 2 loại đó là đau bụng kinh sinh lý và bệnh lý.
+ Đau bụng kinh bệnh lý: thường diễn ra sau vài chu kỳ kinh đầu tiên ở tuổi dậy thì, cơn đau không có tổn thương thực thể, cơn đau có tính chất chu kỳ, khi hết kinh thì hết đau hoặc có tháng đau, tháng không đau…
+ Đau bụng kinh bệnh lý: thường diễn ra muộn hơn ở độ tuổi khoảng từ 30-40 tuổi, cơn đau diễn ra sau nhiều năm không đau, cơn đau thường xuất hiện trước khi thấy kinh, đau kéo dài trong suốt chu kỳ kinh và có thể đau vào các thời điểm khác nhau trong tháng.
2. Đau bụng kinh kéo dài có gây ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Theo một số chuyên gia, tùy theo nguyên nhân gây đau bụng khi hành kinh là gì mà sẽ có ảnh hưởng khác nhau. Đối với một số trường hợp bị đau bụng kinh sinh lý nếu mức độ đau nặng có thể gây mệt mỏi, tâm lý thay đổi… điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc, học tập, chăm sóc gia đình…. Nếu đau bụng khi hành kinh do một số bệnh lý gây ra, cơn đau kéo dài và dữ dội khiến nhiều chị em phải nhập viện, không thể đi làm trong nhiều ngày. Nếu không được điều trị sớm bệnh có thể gây ra những biến chứng như gây vô sinh, rong kinh…
Đau bụng kinh khiến cơ thể mệt mỏi
3. Nguyên nhân gây đau bụng khi hành kinh là gì?
- Do nồng độ prostaglandin trong máu kinh tăng lên, prostaglandin tác động đến các cơ và làm tử cung co thắt. Khi tử cung co thắt gây siết chặt mạch máu tử cung làm cho các tổ chức thiếu oxy vì không đủ máu nuôi dưỡng, lớp nội mạc hoại tử tróc ra, điều này chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau bụng khi hành kinh do sinh lý.
- Do một số bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, hội chứng tắc nghẽn vùng chậu…là nguyên nhân chính gây ra các cơn đau bụng kinh dữ dội và kéo dài
- Do các yếu tố khác như: tử cung bị dị tật bẩm sinh, vị trí tử cung không bình thường, ống cổ tử cung quá hẹp, màng trinh đóng kín, do di truyền, sử dụng dụng cụ tử cung, vận động quá mạnh, căng thẳng tâm lý, uống rượu….
4. Những phương pháp đơn giản, an toàn giúp giảm triệu chứng đau bụng khi hành kinh là gì?
- Chườm bụng bằng túi nước nóng khoảng 3-5 phút (lưu ý: nên kiểm soát độ nóng để tránh bị bỏng), tắm nước nóng và giữ ấm cho cơ thể khi thay đổi thời tiết…
- Massage bụng bằng một số tinh dầu thơm như tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu quế, tinh dầu đinh hương, hoa hồng… Hoặc đắp bụng bằng vài lát gừng tươi cũng sẽ giúp giảm bớt tình trạng đau bụng khi hành kinh.
- Uống trà gừng, nước ép cần tây, nước ngải cứu…
- Áp dụng biện pháp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả. Chị em có thể ưu tiên tìm mua các sản phẩm bào chế sẵn được thiết kế từ các bài thuốc cổ truyền giúp giảm đau bụng khi hành kinh, đồng thời còn giúp khí huyết lưu thông tốt, giúp tăng cường sức khỏe…. Một trong những bài thuốc hiện nay được nhiều chị em tin dùng đó là Phụ Lạc Cao EX. Sản phẩm có nhiều ưu điểm như sau:
+ Sản phẩm được bào chế dạng viên nén nên thuận tiện hơn khi sử dụng hàng ngày vừa duy trì tác dụng, lại tránh quên sử dụng sản phẩm cho chị em.
+ Viên nén Phụ Lạc Cao EX không chỉ tác động vào nguyên nhân ứ huyết mà còn tác động vào 1 số nguyên nhân sâu sa hơn đó là gốc tự do và rối loạn miễn dịch từ đó giúp tăng cường sức khỏe.
+ Với các thành phần được chọn lọc và đánh giá lâm sàng kỹ như đan sâm, đương quy, hương phụ, nga truật, sài hồ bắc, có tác dụng giúp hoạt huyết hóa ứ, điều kinh, giảm đau, giúp tinh thần thanh thản, thanh tâm, trừ phiền... Cùng với một thành phần nữa đó là N-Acetyl-L-Cystein, N-Acetyl-L-Cystein có tác dụng chống oxy hóa, giảm gốc tự do nên giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể và chống lại các tác nhân gây bệnh, từ đó giúp ngừa tái phát các tình trạng thường gặp ở phụ nữ như đau bụng kinh, lạc nội mạc tử cung, rối loạn kinh nguyệt…
Hiệu quả của sản phẩm tùy thuộc vào mức độ bệnh của mỗi người
Qua một số thông tin trên hy vọng sẽ giúp chị em giải đáp được những thắc mắc của mình. Bên cạnh đó, để hiểu thêm một số thông tin liên quan đến đau bụng khi hành kinh hay bệnh lạc nội mạc tử cung là gì chị em có thể truy cập vào trang web https://daubungkinh.online/ , http://phulaccao.vn/ .
Xuân Thương