Đau bụng kinh là hiện tượng bình thường ở chị em phụ nữ mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có mức độ đau giống nhau, có chị em đau âm ỉ, có người lại đau dữ dội kèm theo triệu chứng nôn mửa, đưng lưng, đau lan xuống đùi... Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em hiểu biết thêm về nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh.
Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh là tình trạng đau vùng hạ vị, xuất hiện trước, trong hoặc sau khi hành kinh. Đây là hiện tượng bình thường ở chị em phụ nữ mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa mỗi người mà có mức độ đau khác nhau, cơn đau này xuất hiện là do sự co thắt của tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài, do tử cung co thắt quá mức dẫn đến tình trạng đau bụng kinh.
(Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh)
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh, các nguyên nhân này cũng có thể khác nhau đối với mỗi chị em.
Một số nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh.
- Yếu tố thần kinh: một số chị em phụ nữ quá mẫn cảm với cảm giác đau, ngưỡng chịu đau thấp. Do đó, cảm giác đau ở những chị em này sẽ rõ rệt hơn so với những người khác.
- Trong thời kỳ kinh nguyệt vận động quá mạnh hoặc bị nhiễm lạnh cũng có thể dễ gây đau bụng kinh.
- Tử cung phát triển không bình thường, khi đó lượng máu cung cấp cho tử cung cũng bất thường dẫn tới tình trạng tử cung thiếu máu, thiếu oxi và gây ra đau bụng.
- Tử cung có bóp quá mạnh: Trong thời kỳ kinh nguyệt, nếu trứng không gặp tinh trùng để thụ tinh, nó sẽ bị đẩy ra ngoài cơ thể cùng với lớp lót niêm mạc tử cung. Để đẩy được lớp niêm mạc ra ngoài, tử cung phải co thắt, do đó, lưu lượng máu đến niêm mạc tử cung giảm. Sự co thắt của tử cung duy trì trong thời gian khá dài, lại không dễ thả lỏng hoàn toàn, nên tử cung bị co thắt quá độ dẫn đến đau bụng kinh.
- Không khí môi trường xung quanh bị ô nhiễm, thường là ở gần khu công nghiệp hoặc các công việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng kinh ở chị em.
- Mắc các bệnh phụ khoa: viêm tiểu khung, nhân xơ tử cung hoặc đặt dụng cụ tránh thai, đa nang buồn trứng, u nang buồng trứng...
- Các bạn gái mới bước vào tuổi dậy thì: khi kinh nguyệt mới có trong thời gian đầu nội tiết chưa ổn định, việc hạn chế vận động hay ngồi lâu dẫn tới khí huyết không lưu thông, thích ăn đồ lạnh cũng là nguyên nhân gây đau bụng trong những ngày đèn đỏ.
- Vị trí tử cung: tử cung quá ngả trước hoặc ngả sau sẽ ảnh hưởng đến lưu thông kinh nguyệt cũng là nguyên nhân gây đau bụng.
- Cổ tử cung hẹp, cản trở việc kinh nguyệt chảy ra ngoài dẫn đến đau bụng kinh.
Việc tìm ra nguyên nhân cụ thể để có phương pháp điều trị hợp lý cho tình trạng đau bụng kinh là hết sức quan trọng. Đối với việc điều trị đau bụng kinh nếu sử dụng thuốc tây thì cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc, nếu dùng nhiều có thể gây tác dụng phụ trên gan thận. Trước những khó khăn đó nhiều bạn gái đã tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả lâu dài không gây tác dụng phụ khi dùng thời gian dài, điển hình cho dòng sản phẩm này và đã được khẳng định qua nhiều hội thảo cũng như nghiên cứu khoa học uy tín là thuốc cao lỏng Phụ Lạc Cao. Với thành phần chính là nga truật (nghệ đen) giúp lưu thông khí huyết, điều kinh, giảm đau kết hợp với các thảo dược quý khác như tam thất, sài hồ có tác dụng điều hòa miễn dịch; đan sâm, xích thược, đương quy,… có tác dụng hành khí, hoạt huyết, chống viêm, tán ứ. Phụ Lạc Cao có tác dụng thông kinh, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau vùng bụng dưới, hiệu quả trong điều trị đau bụng kinh và ngăn ngừa tái phát.
Phụ Lạc Cao đã được chứng minh qua nghiên cứu tại Đại học Y Hà Nội trên 60 sinh viên nữ bị đau bụng kinh trong thời gian 3 tháng. Kết quả cho thấy hiệu quả giảm đau đến 90%, thuốc không ảnh hưởng đến chức năng gan thận. Để việc điều trị hiệu quả chứng đau bụng kinh thì ngoài việc dùng thuốc Phụ Lạc Cao, chị em cần nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, có thể uống nước gừng nóng hay chườm thêm túi nước nóng và hạn chế an đồ lạnh, không hoạt động quá mạnh.