Những điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt (RLKN) hay kinh nguyệt (KN) không đều là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng như sức khỏe, nặng hơn có thể gây vô sinh.

Chu kỳ KN không đều và không ổn định, lượng máu mất đi sau những ngày hành kinh quá ít hoặc quá nhiều, mức độ huyết sắc tố sau chu kỳ kinh thấp hơn mức kinh thường (120g/l) là những biểu hiện thường thấy ở những phụ nữ bị RLKN.

Nỗi lo khi bị rối loạn kinh nguyệt

(Nỗi lo khi bị rối loạn kinh nguyệt)

Những nguyên nhân của RLKN là gì?

Có thể do nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là: stress (nghĩa là trong cuộc sống có nhiều yếu tố gây căng thẳng, lo phiền, đau khổ…), rối loạn tiêu hóa (ăn quá nhiều), nhiễm khuẩn (ví dụ bị viêm cổ tử cung), lao động hoặc luyện tập thể thao quá nhiều, tụt cân (có thể mất nhiều mỡ), thai ngoài tử cung. 

Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn cần được thầy thuốc xem xét như: bệnh lý ở tuyến nội tiết, bệnh về máu, bệnh giảm tiểu cầu.

Thế nào là RLKN

Chu kỳ KN thường kéo dài từ 21 - 35 ngày, trong đó 3 - 5 ngày có kinh. Lượng máu trung bình mất đi sau mỗi lần hành kinh là từ 50 - 150ml.

Một là: không lao động quá nặng, quá mệt, kéo dài đặc biệt là trong những ngày hành kinh

Hai là: trong quan hệ cuộc sống cần biết đủ (chi túc), có lòng vị tha để hòa đồng, giải tỏa uất ức buồn phiền cùng người thân, kinh nguyệt sẽ đều.

Ba là: ăn uống đủ ngũ vị: cay, chua, mặn, đắng, ngọt. Không quá nhiều vị nào trong bữa ăn hàng ngày. Trên mâm cơm đủ ngũ sắc là màu xanh, màu đỏ, màu vàng, màu đen và màu trắng. Đủ ngũ vị và ngũ sắc khí huyết sẽ đầy đủ và lưu thông, kinh nguyệt sẽ đều.

Để chữa bệnh, thầy thuốc cần khám để tìm nguyên nhân – thuốc chữa tùy địa phương, tùy kinh nghiệm mỗi thầy thuốc, nhưng đều tuân theo các quy luật chung là:

Nếu khí huyết kém dùng bài: xuyên khung, đương quy, thục địa, bạch thược, đảng sâm.

Nếu có yếu tố buồn phiền uất ức, dùng các vị: sài hồ, bạch thược, đan bì, hoàng cầm, đương quy, tô ngạch, hương phụ chế.

Nếu đau bụng khi hành kinh dùng các vị tăng lưu thông khí huyết như: đan sâm, hồng hoa, ích mẫu, ngải cứu.

Nếu kinh ra nhiều kéo dài 6, 7 ngày, dùng các vị bổ máu và cầm máu như: đương quy, ngải diệp xao đen, hòe hoa, cỏ nhọ nồi, azao…

Nếu kinh nguyệt ra quá ít có thể tăng bổ thận và bổ huyết dùng các vị như: thục địa, hoài sơn, sơn thù, đan bì, hoàng kỳ, ích mẫu, ngải diệp, xuyên khung.

Nếu chậm kinh, kinh quá 5 - 10 ngày không ra, (nhưng không phải do có thai) thì dùng thêm các vị ích mẫu, hồng hoa, đào nhân, đan sâm…

Nếu kinh nguyệt không đều có thể dùng bài xuyên khung, đương quy, thục địa, bạch thược, hương phụ, ích mẫu, ngải cứu.

Nếu có khí hư ra nhiều, mùi hôi; khí hư màu vàng hay đen, cần dùng thêm thuốc ngâm rửa dùng bài: hoàng bá, phèn phi, lá móng, tô mộc, linh lang - đun ngâm rửa 7 đến 10 ngày liền.

Các chuyên gia Y học cổ truyền cũng khuyên rằng, việc phòng chữa bệnh không quá khó, chỉ cần người bệnh có hiểu biết để phối hợp với thầy thuốc thì quý vị hoàn toàn có thể yên tâm về sức khỏe của mình.



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích