Rối loạn kinh nguyệt có gây vô sinh?

Rối loạn kinh nguyệt phản ánh tình trạng sức khỏe của người phụ nữ, và ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý cũng như sức khỏe sinh sản. Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt có thể gặp ở phụ nữ mọi lứa tuổi: trong độ tuổi sinh sản, tuổi tiền mãn kinh hay ở các bạn nữ vừa xuất hiện kinh nguyệt.

Rối loạn kinh nguyệt có thể dẫn đến vô sinh

(Rối loạn kinh nguyệt có thể dẫn đến vô sinh)

1. Như thế nào gọi là rối loạn kinh nguyệt?
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thưởng có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 21-35 ngày, trong đó có khoảng 3-5 ngày là ngày đèn đỏ. Lượng máu kinh mất đi trung bình trong mỗi lần hành kinh thường từ 50-100ml.
Nhưng vì một số lý do gì đó mà chu kỳ kinh nguyệt không đều và không ổn định, chu kỳ kinh thay đổi ít hơn 21 ngày khi lại nhiều hơn 35 ngày. Lượng máu kinh mất đi quá ít hoặc quá nhiều. Máu kinh màu đen hoặc mức độ huyết sắc tố sau chu kỳ kinh thấp hơn mức kinh thường, đó đều là những biểu hiện thường thấy khi bị rối loạn kinh nguyệt

2. Những nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt:
- Bạn gái đang ở tuổi dậy thì và mới có kinh được vài tháng đây thường là giai đoạn cơ thể đang có sự thay đổi về tâm sinh lý, nên kinh nguyệt có thể chưa ổn định.
- Lối sống sinh hoạt hàng ngày không ổn định: thức quá khuya, thiếu ngủ, yếu tố gây stress gây căng thẳng, lo âu, đau khổ… hay có sự thay đổi môi trường sống cũng có thể khiến kỳ kinh nguyệt của bạn gái không đều hoặc có những tháng bị chậm kinh.
- Rối loạn tiêu hóa: ăn quá nhiều, thức ăn nhiễm khuẩn gây rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, mất nước, mạch nhanh, huyết áp tụt làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục, mắc các bệnh phụ khoa: viêm âm đạo, cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng… làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí vô kinh.
- Hoạt động thể lực quá sức: lao động nặng, luyện tập thể thao chuyên nghiệp (vận động viên), đòi hỏi làm việc với cường độ cao, tiêu hao năng lượng quá nhiều, tụt cân nhanh cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. 
- Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh lý (huyết áp, tiểu đường, tim mạch…) một số loại thuốc hormone nếu dùng không đúng sẽ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt .
- Sử dụng chất kích thích: uống quá nhiều rượu cũng có thể làm thay đổi quá trình trao đổi chất và rối loạn nội tiết, làm chu kì kinh nguyệt không đều, hoặc là biến mất.
- Một số bệnh: như nhiễm khuẩn sau sinh, sau nạo thai, đa nang buồng trứng, polyp tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung …cũng dẫn đến kinh nguyệt không đều.

Rối loạn kinh nguyệt có liên quan đến hiếm muộn?

Chu kỳ kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể. Vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng…

Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây nên bệnh thiếu máu, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu.

Cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai. Và hậu quả chung là vô sinh, hiếm muộn.

Mặt khác, vô sinh – hiếm muộn không hoàn toàn do rối loạn kinh nguyệt gây ra, mà là do một hoặc một số bệnh trong cơ thể như noãn sinh trưởng bất thường, tắc ống dẫn trứng, viêm nhiễm âm đạo, u xơ tử cung… khiến cho kinh nguyệt không đều và cản trở trứng thụ tinh làm tổ. Nói cách khác, rối loạn kinh nguyệt mà điển hình là việc hành kinh không đều chính là tín hiệu không thể thụ thai, dẫn đến hiếm muộn, thậm chí là vô sinh ở nữ giới.

Nếu rơi vào trường hợp rối loạn chu kỳ kinh nguyệt thì cần đi thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm bởi vì nguy cơ vô sinh – hiếm muộn từ những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt là rất cao.

Cần chủ động đối phó

Người bệnh phải chủ động phát hiện bệnh, xác định nguyên nhân gây bệnh để có hướng khắc phục kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Cách thông thường nhất có thể giúp các chị em sớm phát hiện những bất thường về cơ quan sinh dục, rối loạn nội tiết tố hay biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt là đi khám phụ khoa định kỳ (1 lần/ năm nếu chưa lập gia đình). Bên cạnh đó, khám phụ khoa định kỳ còn giúp phụ nữ tầm soát được những nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm do rối loạn kinh nguyệt gây ra. Ngoài ra, bạn có thể chủ động phòng tránh rối loạn kinh nguyệt bằng cách áp dụng lối sống lành mạnh, ăn ngủ đầy đủ, đúng giờ, chăm tập thể dục và thư giãn để giảm stress…

Bên cạnh đó, bạn còn có thể dùng thêm sản phẩm được chiết xuất từ các loại thảo dược như: cam thảo, hương phụ, trần bì, thục địa… để giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt.



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích