Đau bụng kinh là cơn đau vùng chậu xảy ra trước và (hoặc) trong kỳ kinh nguyệt. Một số bệnh lý liên quan đến tử cung có thể là nguyên nhân gây đau bụng kinh, chẳng hạn như: Polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung... Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây!
10 nguyên nhân gây đau bụng kinh
Tử cung là một cấu trúc hình quả lê trong khung chậu của phụ nữ, nằm phía sau bàng quang và phía trước trực tràng. Tử cung trở nên to ra khi mang thai và khôi phục kích thước ban đầu trong vòng vài tuần sau khi sinh. Ở mỗi bên của tử cung là ống dẫn trứng và buồng trứng. Tử cung, âm đạo, buồng trứng và ống dẫn trứng tạo nên hệ thống sinh sản của người phụ nữ. Chính vì các cơ quan này nằm ở vị trí sát nhau nên cơn đau vùng chậu rất khó xác định là dấu hiệu của bệnh nào, do yếu tố nào gây nên.
Bệnh lý tử cung có thể là nguyên nhân gây đau bụng kinh
Một số bệnh lý tử cung gây đau bụng kinh thường gặp là:
Sa tử cung
Sa tử cung xảy ra khi các cơ và dây chằng giữ tử cung yếu đi, khiến tử cung chảy xuống gần bàng quang. Đây là tình trạng thường gặp ở những người phụ nữ cao tuổi. Triệu chứng phổ biến nhất của sa tử cung là bí tiểu và rò rỉ nước tiểu, nhưng trường hợp nghiêm trọng cũng có thể gây đau, đặc biệt là trong hoặc sau khi quan hệ tình dục.
Tử cung ngược
Tử cung có thể nghiêng về phía sau của cột sống, được mô tả là tử cung ngược. Trong hầu hết các trường hợp, tử cung ngược không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào và cũng hiếm khi ảnh hưởng đến khả năng mang thai.
Dị tật tử cung bẩm sinh
Ở một số người, tử cung có hình dạng bất thường, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Với những đối tượng này, bác sĩ sẽ xác định bệnh bằng cách siêu âm và chụp cắt lớp vi tính bụng.
Có một số dị tật điển hình là: Tử cung có vách ngăn, tử cung hai sừng, tử cung đôi,…
Bệnh viêm vùng chậu
Khi vi khuẩn hoặc sinh vật xâm nhập vào cổ tử cung và lan ra các khu vực khác gây nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng đến những cơ quan vùng chậu, bao gồm tử cung, cổ tử cung và ống dẫn trứng. Đây được gọi là bệnh viêm vùng chậu. Các triệu chứng của bệnh viêm vùng chậu bao gồm tiết dịch, có mùi hôi và bí tiểu hoặc đau khi đi tiểu.
Polyp tử cung
Nhiều phụ nữ có polyp tử cung phát triển bên trong tử cung gây đau, chảy máu kinh nguyệt nặng và chảy máu sau khi giao hợp.
U xơ tử cung
U xơ tử cung là sự tăng trưởng của tế bào lạ trong thành của tử cung. Đôi khi, u xơ nằm ngoài tử cung. Chúng có thể nhỏ như hạt đậu hoặc lớn như quả cam. Mặc dù u xơ tử cung được gọi là khối u, nhưng chúng không phải là ung thư và không xâm lấn hoặc di căn như ung thư.
Tăng sản nội mạc tử cung
Tăng sản nội mạc tử cung là tình trạng tăng sinh quá mức của các tế bào nội mạc, làm cho nó trở nên quá dày, dẫn đến tình trạng chảy máu bất thường. Tăng sản nội mạc tử cung không phải là ung thư, nhưng trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến ung thư tử cung.
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô nội mạc thay vì phát triển trong tử cung thì lại “đi lạc” sang các bộ phận khác của cơ thể, thường là ở bụng hoặc buồng trứng, gây ra các mô sẹo xung quanh cơ quan sinh sản. Thông thường, phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung cũng bị tăng sản nội mạc tử cung.
Lạc nội mạc tử cung thường gây đau bụng kinh dữ dội
Sẹo tử cung (hội chứng Asherman)
Sau phẫu thuật tử cung, xạ trị hoặc chấn thương, tử cung có các vết sẹo được gọi là hội chứng Asherman. Những vết sẹo này thường không gây ra triệu chứng, nhưng nó có thể dẫn đến chảy máu nhẹ trong chu kỳ kinh nguyệt và làm tăng nguy cơ vô sinh hoặc sẩy thai. Trường hợp nghiêm trọng, sẹo tử cung thể gây đau hoặc nhiễm trùng.
Ung thư tử cung
Ung thư tử cung gây chảy máu âm đạo bất thường và cần điều trị tích cực nếu nó đã lan ra ngoài tử cung.
Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải cũng đã có những phân tích cụ thể về nguyên nhân đau bụng kinh, mời bạn theo dõi trong video sau:
>>>Xem thêm: Đau bụng kinh làm sao hết?
Cách điều trị bệnh lý tử cung để giảm đau bụng kinh
Các triệu chứng của bệnh lý tử cung bao gồm: Chu kỳ kinh nguyệt không đều, có dịch âm đạo, đau vùng chậu, đau thắt lưng, khó tiểu, khó có thai… Việc điều trị những bệnh lý phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:
Dùng thuốc kháng sinh: Một bệnh nhiễm trùng như bệnh viêm vùng chậu cần điều trị bằng kháng sinh.
Điều trị nội tiết tố: Lạc nội mạc tử cung thường được điều trị bằng thuốc nội tiết tố để cải thiện triệu chứng. Trong khi đó, tăng sản nội mạc tử cung có thể được điều trị bằng liệu pháp hormone nếu tình trạng quá nghiêm trọng.
Hầu hết các bệnh lý tử cung có thể cải thiện bằng thuốc
Thuyên tắc: U xơ tử cung có thể được điều trị bằng phương pháp thuyên tắc, đây là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu làm giảm lượng máu cung cấp cho các mô tử cung để thu nhỏ u xơ. Polyp cũng có thể được kiểm soát bằng cách thuyên tắc, nhưng thông thường, polyp tử cung không cần điều trị.
Phẫu thuật: Bệnh lý tử cung có thể được điều trị bằng phẫu thuật, và trường hợp nặng phải phẫu thuật cắt tử cung.
Quan sát: Phụ nữ mắc hội chứng Asherman hoặc dị tật tử cung bẩm sinh hiếm khi cần phẫu thuật, nhưng cần được theo dõi và chăm sóc chặt chẽ trong thai kỳ để giảm nguy cơ sẩy thai.
Một số trường hợp, người bệnh phải điều trị bằng cách kết hợp nhiều phương pháp kể trên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
>>>Xem thêm: Chị em bị đau bụng kinh uống nước dừa có đỡ không?
Cải thiện tình trạng đau bụng kinh bằng sản phẩm thảo dược
Như bạn có thể thấy, chỉ một triệu chứng đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Để điều trị đau bụng kinh, trước hết bạn vẫn cần tìm ra căn nguyên gây bệnh. Ngoài việc p điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược để cải thiện tình trạng đau bụng kinh một cách hiệu quả, an toàn, không gây tác dụng phụ. Hiện nay, Phụ Lạc Cao EX là sản phẩm được nhiều phụ nữ tin tưởng sử dụng và nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Sản phẩm Phụ Lạc Cao EX là sự kết hợp độc đáo giữa các thành phần thảo dược thiên nhiên (đan sâm, đương quy, hương phụ, nga truật, sài hồ bắc) giúp hoạt huyết hóa ứ, mát gan nhuận khí, điều kinh giảm đau, nhuyễn kiên hóa tích (làm mềm chỗ cứng, làm tan chỗ tụ). Đặc biệt, sản phẩm Phụ Lạc Cao EX còn có thành phần N-Acetyl-L-Cystein có tác dụng tăng cường chức năng chống oxy hóa, giảm gốc tự do, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, vì vậy làm giảm kích thước và làm giảm sự xâm lấn của các tế bào lạc nội mạc tử cung rất hiệu quả. Vì vậy, Phụ Lạc Cao EX là một công thức độc đáo, tác động vào nguyên nhân xâu xa của bệnh, cải thiện thể trạng, giảm đau bụng kinh an toàn, không gây tác dụng phụ.
Phụ Lạc Cao EX hỗ trợ điều trị đau bụng kinh hiệu quả
Thông tin hữu ích dành cho bạn
Phụ Lạc Cao EX qua trải nghiệm của người dùng
Nhiều chị em phụ nữ gặp tình trạng đau bụng kinh đặc biệt nghiêm trọng sau khi dùng Phụ Lạc Cao EX đã cho phản hồi tích cực. Mời bạn cùng theo dõi câu chuyện của chị Trương Thị Vân Nhung ở Lâm Đồng (số điện thoại: 0869884076) tại video sau:
>>>Xem thêm chia sẻ của người dùng Phụ Lạc Cao EX TẠI ĐÂY
Đánh giá của chuyên gia về tác dụng điều trị đau bụng kinh của Phụ Lạc Cao EX
Các chuyên gia cũng đánh giá cao hiệu quả của Phụ Lạc Cao EX trong hỗ trợ điều trị đau bụng kinh. Đừng bỏ lỡ những phân tích của chuyên gia Lê Thị Hiền trong video dưới đây:
Còn đây là tư vấn của chuyên gia Nguyễn Đức Vy:
>>>Xem thêm đánh giá của chuyên gia về sản phẩm Phụ Lạc Cao EX
Bài viết trên đã giúp bạn liệt kê 10 bệnh lý tử cung phổ biến có thể là nguyên nhân gây đau bụng kinh. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây đau bụng kinh. Để cải thiện sức khỏe của mình, đừng quên sử dụng Phụ Lạc Cao EX mỗi ngày, bạn nhé!
Nếu còn thắc mắc về nguyên nhân gây đau bụng kinh và đặt mua Phụ Lạc Cao EX, hãy gọi tới số tổng đài miễn cước cuộc gọi 18006105 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 0902207739 để được hỗ trợ tốt nhất.
Khánh Phương