Vạch mặt 5 thủ phạm khiến chị em đau bụng kinh dữ dội

Đau bụng kinh dữ dội trong “ngày đèn đỏ” là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em hiện nay. Cơn đau có thể khiến người phụ nữ mệt mỏi và không thể sinh hoạt, làm việc bình thường. Đây là nỗi niềm khó có thể chia sẻ cùng ai! Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì? Sau đây là 5 thủ phạm hàng đầu mà bạn cần chú ý để có biện pháp phòng ngừa, điều trị càng sớm càng tốt!

5 thủ phạm hàng đầu gây đau bụng kinh – Bạn có biết?

Mỗi lần “đến tháng”, những cơn đau bụng dưới kèm theo co thắt lại “tấn công” bạn. Lượng kinh nguyệt nhiều, đậm màu khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thận trọng trong bất kỳ hoạt động thường ngày.

 đau bụng kinh khiến nhiều chị em mệt mỏi

Đau bụng kinh khiến nhiều chị em mệt mỏi

Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Journal of Pain Research (năm 2012), tình trạng đau bụng kinh diễn ra ở 84,1% trường hợp phụ nữ trong khảo sát. Nghiên cứu cũng cho thấy, 43,1% phụ nữ bị đau bụng trong mọi chu kỳ; còn 41% báo cáo bị đau trong một số chu kỳ. Dù tình trạng này diễn ra thường xuyên hay thi thoảng thì nó cũng luôn là yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng sống của người phụ nữ. Hãy cùng tìm hiểu 5 thủ phạm hàng đầu dẫn tới chứng bệnh này!

1. U xơ tử cung

1/3 phụ nữ bị u xơ tử cung. Theo Mayo Clinic, u xơ tử cung là những khối u lành tính trong tử cung, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Những khối u này có kích cỡ khác nhau. Trong một số trường hợp, khối u có kích thước đủ lớn để làm thay đổi hình dạng tử cung của bạn. Những cơn đau bụng kinh có thể xảy ra do tử cung không thể co bóp và đẩy cục máu đông trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

2. Bệnh viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu (PID) là một bệnh nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản của phụ nữ. Đây thường là hậu quả của một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) không được điều trị.

Bệnh viêm vùng chậu có thể gây đau đớn, chuột rút trong chu kỳ kinh nguyệt do các mô sẹo và sự dính bám trong tử cung, các khu vực gần đó. Tình trạng đau, chuột rút không phải là điều duy nhất bạn phải chịu trong chu kỳ kinh nguyệt. Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC), cứ 8 người phụ nữ bị viêm vùng chậu thì có 1 trường hợp gặp vấn đề về thai kỳ.

Bệnh viêm vùng chậu có thể được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó tới sức khỏe thường kéo dài. Vì vậy, bạn nên thực hiện tình dục an toàn để ngăn ngừa bệnh này.

3. Dị tật tử cung

Trong một số trường hợp, tử cung bị khiếm khuyết, dị tật có thể gây vô sinh, đau đớn cho phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt. Đối với trường hợp có dị tật về cấu trúc tử cung như tử cung kép, tử cung một sừng, hai tử cung, hai ổ bụng và 1 vách ngăn… thì quá trình cung cấp máu bị ảnh hưởng, gây nên tình trạng thiếu máu, dẫn tới tình trạng đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt.

 phụ lạc cao

Tử cung bị khiếm khuyết cũng có thể gây đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt

4. Sự mất cân bằng nồng độ prostaglandin

Nhiều trường hợp bị đau bụng kinh nhưng không phải do khuyết tật cấu trúc tử cung hay mắc bệnh phụ khoa. Theo Hiệp hội Sản khoa và Phụ khoa Hoa Kỳ, tình trạng này có thể do sự gia tăng hoặc mất cân bằng các axit béo prostaglandin. Sự thay đổi nồng độ prostaglandin có thể gây co thắt tử cung mạnh, thường xuyên hơn, làm tắc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng tử cung, từ đó dẫn tới đau bụng và cảm giác khó chịu cho chị em.

5. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn tới đau bụng kinh. Theo tổ chức The Endometriosis Foundation of America (Mỹ), lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng tới 176 triệu phụ nữ trên toàn thế giới. Cứ 10 phụ nữ Mỹ thì có 1 người mắc bệnh này.

Thông thường, lớp nội mạc tử cung được đẩy ra ngoài cùng máu. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, các mô nội mạc tử cung lại bị đẩy ngược vào trong và di chuyển tới những vị trí khác như: Buồng trứng, vòi trứng, ruột… và gây những cơn đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt.

Sử dụng sản phẩm thảo dược – Giải pháp an toàn giúp đẩy lùi đau bụng kinh

Đau bụng kinh có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy, khi tình trạng này kéo dài, bạn không nên cố gắng chịu đựng mà cần tới cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân để từ đó có hướng điều trị thích hợp. Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ của bác sĩ, kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, thì việc dùng các sản phẩm thiên nhiên hỗ trợ điều trị an toàn là giải pháp đang được các chuyên gia khuyến khích người bệnh áp dụng. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Lạc Cao EX.

 phụ lạc cao

Phụ Lạc Cao EX giúp giảm đau bụng kinh an toàn, hiệu quả

Sản phẩm này có thành phần chính là N-Acetyl L-Cystein với tác dụng chống ôxy hóa mạnh, tăng cường khả năng miễn dịch kết hợp cùng các thảo dược như: sài hồ bắc, đan sâm, nga truật… Phụ Lạc Cao EX là công thức toàn diện giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giảm đau bụng kinh, hỗ trợ điều trị lạc nội mạc tử cung… mà lại rất an toàn cho sức khỏe. Sản phẩm không chỉ được các chuyên gia y tế đánh giá cao mà còn ghi nhận nhiều phản hồi tích cực từ người bệnh.

Để hiểu rõ tác dụng của Phụ Lạc Cao EX trong điều trị đau bụng kinh, bạn hãy lắng nghe phân tích của GS.TS Nguyễn Đức Vy- Nguyên Giám đốc bệnh viện Phụ sản TƯ trong video sau đây:

Hãy để đau bụng kinh trở thành “dĩ vãng”! Tất cả bạn cần làm là thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, sớm tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này và đừng quên sử dụng Phụ Lạc Cao EX. Đây là bí kíp giúp rất nhiều chị em thoát khỏi những cơn đau trong chu kỳ kinh nguyệt!

Lê Hà



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích