Đau bụng kinh – triệu chứng cảnh báo 5 bệnh phụ khoa nguy hiểm

Đau bụng kinh – một hiện tượng thường gặp ở chị em phụ nữ ở thời kỳ kinh nguyệt, mà vẫn được xem như “phần tất yếu”của phái nữ mỗi lần đến tháng. Tuy nhiên, có những chị em đến kỳ kinh đau bụng dữ dội đến mức không thể chịu được, ảnh hưởng nhiều tới đời sống và sinh hoạt. Trường hợp này cần lưu tâm vì có thể chị em đang mắc một số bệnh phụ khoa nguy hiểm.

Cảnh giác khi bị đau bụng kinh

Cứ 10 phụ nữ thì có tới 7 người bị đau bụng dưới mỗi khi đến tháng. Hiện tượng này được các chuyên gia giải thích là do khi tới thời kỳ kinh nguyệt, tử cung co bóp để đẩy máu kinh ra bên ngoài, sự co bóp này làm cho phụ nữ có cảm giác đau bụng dưới.

Mặc dù đây được xem là phản ứng sinh lý ở đa phần các chị em, dù có người đau thoáng qua, có người lại đau âm ỉ, cũng có người đau dữ dội… tất cả đều ảnh hưởng không nhỏ tới công việc, học tập và sinh hoạt của nữ giới.

Đau bụng kinh là nỗi ám ảnh của nhiều chị em

Đau bụng kinh có thể do sinh lý nhưng cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý phụ khoa

Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực sản phụ khoa, hiện tượng đau bụng dưới phần đa là dấu hiệu cảnh báo những bệnh phụ khoa nguy hiểm.

1. Lạc nội mạc tử cung

Đau bụng kinh đã trở thành nỗi ám ảnh phải kể tới bệnh lạc nội mạc tử cung, một bệnh gây rối loạn bên trong tử cung khi lớp lót bên trong lại không nằm trong tử cung, mà “đi lạc” tới buồng trứng, bàng quang hay trực tràng. Tại vị trí đi lạc này nó vẫn chịu ảnh hưởng nội tiết của buồng trứng nên vẫn phát triển và thoái triển theo chu kỳ kinh nguyệt. Niêm mạc đi lạc cũng phát triển dày lên và chảy máu nhưng niêm mạc ở tử cung có thể thoát ra ngoài qua đường âm đạo còn vị trí đi lạc vì nó không có cách nào để thoát ra khỏi cơ thể, nên tạo những u máu và gây viêm dính, đau dữ dội khi đến chu kỳ kinh.

Đây là một trong những căn bệnh không chỉ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của chị em mà thậm chí nhiều chị em phải nghỉ làm và nghỉ học khi đến chu kỳ đặc biệt bệnh có thể gây vô sinh rất cao.

Mặc dù vậy, theo các bác sĩ, biểu hiện của đau bụng kinh và đau bụng do lạc nội mạc tử cung vẫn có những điểm khác nhau. Nếu là đau bụng kinh thì cơn đau chỉ bắt đầu 1 - 2 ngày trước kỳ kinh và ngày đầu tiên rồi kết thúc. Còn nếu do bị lạc nội mạc tử cung thì cơn đau sẽ bắt đầu sớm hơn và chỉ kết thúc khi đã hết kinh.

2. Bệnh u xơ tử cung

U xơ tử cung là những khối tăng trưởng của mô cơ tử cung, chúng có thể nằm ngoài bìa, trong thành hoặc lọt trong lòng tử cung. Loại u này thường là u lành tính, tuy nhiên, cũng có một số ít các trường hợp là u ác tính có thể dẫn tới ung thư.

Triệu chứng điển hình của u xơ tử cung đó là cảm giác đau bụng, nhất là trước và trong thời kỳ hành kinh. Do đó bệnh thường được phát hiện khi đã muộn, khó điều trị và có thể gây các biến chứng, nhất là ở trong thai kỳ.

Một số biến chứng thường gặp của căn bệnh này đó là phụ nữ dễ bị thiếu máu, thai phụ dễ bị sảy thai, sinh non, ngôi thai dễ bất thường, rau bám ở vị trí bất thường, băng kinh, băng huyết sau sinh, hiếm muộn….

3. Bệnh lý ở buồng trứng

Những bệnh về buồng trứng như u nang buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang… cũng là những căn bệnh khiến người phụ nữ có cảm giác đau bụng trong kỳ kinh nguyệt hoặc gây rối loạn kinh nguyệt nên dễ dàng bị bỏ qua hoặc chẩn đoán nhầm.

Các căn bệnh về buồng trứng có thể ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng, như làm tắc nghẽn ống dẫn trứng, làm suy giảm chức năng buồng trứng, dẫn đến việc bị rụng trứng không thường xuyên hoặc không rụng trứng gây vô sinh.

4. Chít hẹp cổ tử cung

Cổ tử cung bị chít hẹp có nghĩa là cổ tử cung bị nhỏ hơn so với bình thường, chít hẹp lại có thể do bị dính 1 phần hoặc khi có dị vật hoặc nang, hoặc do polyp ở cổ tử cung. Đây là một bệnh do bẩm sinh nhưng cũng có thể do tác động của một số bệnh khác như do bị viêm, dính sau hút nạo thai hoặc sau khi làm thủ thuật có liên quan đến cổ tử cung, tử cung… gây ra.

Hầu hết những người bị hẹp tử cung thường sẽ có cảm giác bị đau bụng trong kì kinh nguyệt, đau khi có quan hệ tình dục, bị chảy máu bất thường hoặc sẽ không có kinh nguyệt.

Khi bị hẹp cổ tử cung, người phụ nữ sẽ rất chậm có thai, thậm chí là khó có thai vì tinh trùng bị cản trở không thể di chuyển vào buồng tử cung và đến vòi trứng để có thể thụ thai được.

Sản phẩm chứa N-Acetyl-L-Cysteine và thảo dược: Bước tiến mới giúp xua tan nỗi lo đau bụng dưới

Để điều trị chứng đau bụng kinh, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà y học hiện đại có thể áp dụng phương pháp sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, bệnh nhân mong muốn có thể điều trị chứng đau bụng dưới hiệu quả mà không cần sử dụng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa?

Hiện nay, các chuyên gia đầu ngành của Việt Nam đang đánh giá cao hiệu quả của việc sử dụng sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị chứng đau bụng kinh có nguyên nhân do các bệnh lý phụ khoa. Trong số đó, tiêu biểu là thực phẩm chức năng Phụ Lạc Cao EX chứa N-Acetyl-L-Cysteine kết hợp với các dược liệu quý khác. N-Acetyl-L-Cysteine đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh tác dụng điều hòa miễn dịch, chống gốc tự do, giảm sự tăng sinh tế bào bất thường... Ngoài ra, sự kết hợp của N-Acetyl-L-Cysteine với nga truật (còn gọi là nghệ đen), đan sâm, sài hồ, đương quy đã tạo nên một bài thuốc giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nhanh các triệu chứng đau đớn do tình trạng khí huyết kém lưu thông như: đau bụng trước, trong và sau kỳ kinh; đau do lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng; rối loạn kinh nguyệt ở thời kỳ tiền mãn kinh…

Nhận định của GS.TS Nguyễn Đức Vy - Nguyên GĐ Bệnh viện Phụ Sản TW nhận định về 3 ưu điểm vượt trội của Phụ Lạc Cao EX trong cải thiện chứng đau bụng kinh nguyệt


Qua đó có thể thấy, chị em hoàn toàn có thể an tâm lựa chọn sử dụng Phụ Lạc Cao EX để hỗ trợ điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung và tăng khả năng sinh sản. Bên cạnh đó, nếu còn vấn đề gì cần giải đáp chị em hãy liên hệ ngay đến số hotline 0917 227 216 để được dược sĩ tư vấn.

Khải Tùng



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích