Đau bụng kinh (hay còn gọi là thống kinh) là hành kinh bị đau bụng. Đây là hiện tượng thường thấy ở chị em phụ nữ, triệu chứng đau có thể bao gồm đau xuyên ra cột sống, lan xuống hai bẹn, đau lan xuống hai đùi và toàn ổ bụng. Kèm theo đó còn có buồn nôn, đau đầu cương vú, thần kinh không ổn định.
Đau bụng kinh gồm những loại nào?
Đau bụng kinh nguyên phát được định nghĩa là đau bụng kinh xảy ra trong tuổi dậy thì, thường là vài tháng sau kì kinh đầu tiên. Đau bụng kinh nguyên phát xảy ra ở tuổi sau dậy thì, hay nói đúng hơn là sau vòng kinh đầu tiên có phóng noãn (rụng trứng). Đau bụng kinh nguyên phát thường là cơ năng, nghĩa là không có thương tổn thực thể. Trong vòng sáu tháng đến một năm, những kì kinh đầu thường không đau, chỉ sau đó mới đau tăng dần lên, đau đều hàng tháng hay hai tháng một lần, hoặc đau không đều, tháng có tháng không. Lý do là trong những vòng kinh đầu thường không có phóng noãn và không đau. Chỉ trong những vòng kinh về sau, có phóng noãn nên có hoàng thể, có progesteron nên mới có thống kinh.
Đau bụng khi hành kinh ở chị em phụ nữ
Đau bụng kinh thứ phát xảy ra muộn hơn trong cuộc đời hoạt động sinh dục, thường 30-40 tuổi. Đau bụng kinh thứ phát xảy ra sau nhiều năm không đau, nay mới đau, còn gọi là thống kinh muộn, thống kinh mắc phải. Đau bụng kinh thứ phát thường do những nguyên nhân thực thể như tử cung đổ sau, chít lỗ tử cung, u xơ ở eo tử cung khiến máu kinh khó thoát ra. lạc nội mạc tử cung (endometriosis) cũng là nguyên nhân thực thể, rõ nét nhất gây thống kinh, do máu kinh bị ứ ở những ổ có niêm mạc tử cung lạc chỗ. Ảnh hưởng của thai nghén hầu như không rõ nét. Đau bụng kinh thứ phát có thể xảy ra đối với những người chưa có thai lần nào. Có những người thống kinh trước thời gian có thai, đến khi có thai, sinh đẻ xong, có kinh trở lại, lại thống kinh như trước. Tuy nhiên, đau bụng kinh thứ phát ít gặp hơn đau bụng kinh nguyên phát, chỉ chiếm 20 – 30% những trường hợp thống kinh.
Cơ chế gây đau bụng kinh nguyên phát là gì?
Hiện có một số giả thuyết về cơ chế của thống kinh cơ năng như sau:
Thuyết co thắt: người ta nhận thấy trương lực co thắt eo, cổ tử cung thay đổi theo nồng độ progesteron, mở ra khi phóng noãn và đóng lại trong giai đoạn hoàng thể. Hiện tượng mở của cơ thắt trùng lặp với thời điểm tụt nồng độ progesteron. Chậm mở cổ tử cung có thể là nguyên nhân gây đau, ở nhiều người bị thống kinh đã tìm thấy sự chậm mở này.
Thuyết thiếu máu: tử cung co bóp khi hành kinh cần có nhiều máu, một sự tắc nghẽn khi nhu cầu tăng lên sẽ gây ra thiếu máu tương đối và thống kinh. Sự tắc nghẽn này có thể là hai loại là suy yếu hệ thống mạch, kết hợp với tủ cung kém phát triển hoặc do co thắt các mạch máu ở cổ tử cung trong lúc co thắt mạch ở niêm mạc để gây ra hiện tượng hành kinh.
Thuyết xung huyết: lý giải hiện tượng thống kinh ở những người bị nhiễm khuẩn, thay đổi sự cân bằng các tạng ở tiểu khung. Hiện tượng tăng lên do xung huyết sinh lý trước kinh và các yếu tố gây ứ đọng trong tiểu khung: táo bón, đứng lâu.
>>>Xem thêm: Từ triệu chứng đau bụng kinh chẩn đoán bệnh phụ khoa nguy hiểm
Nguyên nhân đau bụng kinh?
Các yếu tố dưới đây đều dẫn đến co thắt cơ tử cung và gây đau.
Yếu tố cổ tử cung
Sau lần đẻ đầu tiên, cổ tử cung giãn rộng ra và không có hiện tượng đau bụng kinh. Tuy nhiên dù dụng cụ để nong giãn cổ tử cung lại ít có kết quả. Thai nghén đã làm thay đổi, chi phối thần kinh ở cổ tử cung bên cạnh hiện tượng làm giãn cổ tử cung. Do vậy, yếu tố cổ tử cung ở hàng thứ yếu tác động lên tình trạng đau bụng kinh.
Đau bụng kinh do một số bệnh phụ khoa thường gặp
Yếu tố nội tiết
Prostaglandin là một yếu tố được chú ý nhất. Dưới tác dụng của progesteron, niêm mạc tử cung chế tiết ra prostaglandin F2α. Prostagladin có vai trò chủ đạo trong gây co thắt tử cung dẫn đến đau bụng kinh vì prostaglandin F2α kích thích co bóp tử cung với những tử cung không có thai. Định lượng trong máu (huyết tương) và trong máu kinh của những người thống kinh cũng thấy prostaglandin F2α tăng so với những người không có đau bụng kinh.
Yếu tố thần kinh
Mạng thần kinh giao cảm phong phú chi phối tử cung và các mạch máu của nó, khi kích thích sẽ gây co cơ và giãn mạch gây đau bụng kinh.
Yếu tố tâm lý
Vai trò không bàn cãi nhưng khó xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của nó. Yếu tố tâm lý được cho rằng có ảnh hưởng đến mức độ đau hơn là khởi phát ra đau.
>>> XEM THÊM: Tìm hiểu về chứng đau bụng kinh ở phụ nữ để biết cách đối phó
Điều trị đau bụng kinh nguyên phát
Điều trị nội khoa: Hiện nay, những thuốc đầu tay trong điều trị cho những phụ nữ bị đau bụng kinh nguyên phát là một số thuốc ức chế men tổng hợp prostaglandi và thuốc tránh thai.
Một số thuốc có tác dụng ức chế men tổng hợp prostaglandin giúp kiểm soát đau bụng kinh. Một số ý kiến khuyên nên bắt đầu dùng trước khi ra máu kinh một đến hai ngày và tiếp tục dùng trong vòng hai ngày của chu kỳ kinh.
Thuốc tránh thai: Viên tránh thai dạng uống được khuyến cáo dùng trong điều trị đau bụng kinh. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc giảm có ý nghĩa thống kê chỉ số đau của phụ nữ dùng thuốc tránh thai so với phụ nữ dùng giả dược. Đặc biệt, viên tránh thai tổng hợp estrogen – progestin có hiệu quả rõ rệt. Các viên tránh thai tổng hợp chứa progestin tổng hợp giúp làm mỏng nội mạc tử cung theo thời gian. Nội mạc tử cung mỏng có chứa một lượng nhỏ acid arachidonic, làm giảm dòng chảy kinh nguyệt và các cơn co tử cung, do đó làm giảm đau bụng kinh.
Sử dụng thuốc tránh thai không nên lạm dụng
Hiện nay người ta còn có phương pháp điều trị bổ sung và thay thế gồm: nhiệt trị liệu, Vitamin B1, Vitamin E, tập thể dục, châm cứu, thảo dược.
>>> XEM THÊM: Thay đổi tư thế ngủ - Giảm đau bụng kinh chưa bao giờ đơn giản đến thế
Đau bụng kinh theo quan điểm của y học cổ truyền
Nguyên nhân thống kinh (đau bụng kinh) theo y học cổ truyền
Có hai loại nguyên nhân chủ yếu gây thống kinh là:
- Hư: huyết hư, thận hư và hàn hư
- Thực: khí trệ, huyết ứ, huyết nhiệt và hàn thực.
Ứng với mỗi thể loại có biện chứng và trị liệu tương ứng đặc hiệu. Nhưng nhìn chung đều do khí huyết tắc trệ mà gây đau: “Bất thông tắc thống” nên trị liệu cũng phải đạt được mục đích làm cho khí huyết lưu hành, “Thông tắc bất thống” nên hết đau. Căn cứ theo bệnh tình thì bệnh hư dùng phép bổ mà thông, bệnh thực dùng phép ôn mà thông, khí trệ nên thuận khí hành trệ, huyết ứ nên hoạt huyết tiêu ứ, chứng hàn lấy ôn kinh làm chủ, hàn mà thực nên ôn kinh tán hàn, hàn mà hư nên ôn kinh bổ hư, chứng nhiệt nên thanh nhiệt làm chủ, huyết nhiệt nên thanh nhiệt lương huyết gia thêm thuốc hoạt huyết hành khí
Các thể bệnh thống kinh theo y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền thống kinh chia thành 5 thể bệnh chính:
Thể huyết hư
- Triệu chứng: sau khi hành kinh rồi đau bụng liên miên, lượng kinh ít, sắc nhợt, sắc mặt trắng xanh ánh vàng, môi nhợt, người gầy, chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp, ít ngủ, đại tiện táo, lưỡi nhợt không rêu, mạch trầm tế.
- Pháp điều trị: bổ huyết, ích khí
Thể khí trệ, huyết ứ
- Triệu chứng: đau bụng trước khi có kinh và sau khi có kinh, thích xoa bụng, lượng kinh ít, kèm theo tức ngực sườn, trướng bụng, lưỡi có điểm ứ huyết, mạch trầm hoạt.
- Phép điều trị: nếu khí trệ nên thuận khí hành trệ
Thể thực hàn
- Triệu chứng: đau bụng trước khi hành kinh và giữa lúc hành kinh, lương kinh ít, màu đỏ thẫm có cục, người gai rét, sợ lạnh, lưỡi có điểm ứ huyết, rêu trắng, mạch hoạt hoặc phù khẩn
- Phép điều trị: ôn kinh, tán hàn
Thể hư hàn
- Triệu chứng: sau khi hành kinh đau bụng liên miên, thích xoa nắn, tay chân lạnh, lưng mỏi, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì
Thể huyết nhiệt
- Triệu chứng: đau bụng trước lúc hành kinh, kinh trước kỳ, lượng nhiều sắc đỏ hồng, mặt đỏ, miệng khô, mạch huyền sác hoặc hoạt sác
- Pháp điều trị: thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết
Với mỗi thể khác nhau có phương pháp điều trị khác nhau, tuy nhiên mục tiêu chung đều là giúp tăng cường lưu thông khí huyết – điều trị vào căn nguyên gây ra tình trạng thống kinh ở phụ nữ.
>>>Xem thêm: Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhờ 6 bước đơn giản
Khi đau bụng kinh làm gì cho bớt đau?
Nhiều chị em bị đau bụng kinh đến “mất ăn mất ngủ”. Do vậy, chị em nào cũng băn khoăn về những câu hỏi như đau bụng kinh nên làm gì, đau bụng kinh nên kiêng gì, cách chữa đau bụng kinh. Với cơn đau bụng kinh nguyệt hàng tháng, chị em có thể áp dụng một số mẹo sau đây:
Chườm ấm bụng
Chườm ấm giúp giảm bớt cơn đau bụng kinh
Đây là cách làm rất đơn giản giúp giảm đau bụng kinh ngay lập tức. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhiệt độ giúp làm giảm đáng kể thời gian của cơn đau bụng kinh. Do vậy, bạn có thể cho nước ấm vào một chiếc chai hoặc sử dụng túi chườm ấm chuyên dụng và đặt chúng lên bụng. Cách chườm ấm này làm giãn cơ, tạo cảm giác dễ chịu, giúp giảm đau cho bạn trong vòng 1 giờ. Đây cũng là một trong những cách đơn giản, dễ thực hiện tại nhà.
Tắm nước ấm
Trong những ngày có kinh, chị em luôn cảm thấy người lạnh hơn. Chính vì vậy, việc uống nước ấm hoặc tắm nước ấm sẽ giúp các bó cơ được thư giãn, làm dịu cơn đau bụng kinh. Tuy nhiên, chị em cũng cần lưu ý, không nên tắm quá lâu trong ngày “đèn đỏ” vì có thể bị ra máu nhiều hơn.
Tắm nước ấm làm dịu những cơn đau trong ngày ấy
Ăn những món bổ dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong những “ngày ấy”. Bạn cần ăn đủ chất, tránh các đồ ăn nhiều dầu mỡ, quá nhiều gia vị cay nóng,… Nên chọn những thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá hồi, súp lơ xanh, quả bơ,… giúp chống viêm, giảm đau. Sữa chua có nhiều canxi và giúp tăng sức đề kháng. Do vậy, hãy bổ sung thêm sữa chua mỗi ngày vừa tốt cho sức khỏe, lại giúp giảm cơn đau bụng kinh.
Bạn nên ăn sữa chua, trái cây trong những “ngày ấy” để giảm cơn đau bụng kinh
Tập thể dục
Những bài tập nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ,… sẽ giúp khí huyết lưu thông, các cơ quan vận động nhịp nhàng, từ đó làm bạn thoải mái hơn trong chu kỳ “đèn đỏ”.
Giảm lượng công việc
Bạn nên giảm lượng công việc trong “ngày đèn đỏ” để hạn chế cơn đau bụng kinh
Vào những ngày có kinh, cơ thể chị em trở nên yếu ớt, sức khỏe kém đi. Nhiều người còn bị đau bụng tới mệt lả. Vì thế, bạn nên giảm cường độ làm việc, học tập, nghỉ ngơi nhiều hơn và ngủ đủ giấc giúp cơ thể đủ sức để thích nghi với những cơn đau bụng kinh.
>>>Xem thêm: 13 cách giúp giảm đau bụng kinh do lạc nội mạc tử cung siêu hiệu quả
Hỗ trợ điều trị đau bụng kinh bằng sản phẩm thảo dược
Vào năm 2009, Cao thuốc Femendoneal Phụ Lạc Cao xuất hiện trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Đây là một thuốc đông y được bào chế dựa trên bài thuốc của người dân tộc Di – vùng Vân Nam Trung Quốc bao gồm các thành phần hoàn toàn từ thảo dược như đan sâm, nga truật, sài hồ, tam thất, xích thược, đương quy, tam lăng, hương phụ, diên hồ sách, cam thảo. Cao thuốc rất hiệu quả trong điều trị đau bụng kinh, hỗ trợ điều trị lạc nội mạc tử cung thể nhẹ và vừa, giảm đau bụng kinh ở người bị lạc nội mạc tử cụng, điều trị các chứng ứ huyết của phụ nữ dẫn đến kinh nguyệt không đều, kinh ra quá nhiều hay quá ít,... Tại Việt Nam, cao thuốc Phụ Lạc Cao cũng đã được thực hiện nghiên cứu lâm sàng đánh giá tác dụng tại nhiều bệnh viện và cho kết quả rất khả quan. Mặc dù vậy, do bào chế dưới dạng cao lỏng nên đôi khi bất tiện cho người sử dụng.
Kế thừa những tinh hoa từ công thức bào chế cao thuốc Phụ Lạc Cao, thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nén Phụ Lạc Cao được ra đời. Sản phẩm là sự kết hợp độc đáo giữa các thành phần thảo dược thiên nhiên được chọn lọc từ công thức bào chế cao thuốc Phụ Lạc Cao (đan sâm, đương quy, hương phụ, nga truật, sài hồ bắc) giúp hoạt huyết hóa ứ, mát gan nhuận khí, điều kinh giảm đau, nhuyễn kiên hóa tích (làm mềm chỗ cứng làm tan chỗ tụ), với N-Acetyl-L-Cystein có tác dụng tăng cường chức năng chống oxy hóa, giảm gốc tự do, giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
Đặc biệt, sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén rất tiện sử dụng. Vì vậy, viên nén Phụ Lạc Cao EX là một công thức toàn diện cho những phụ nữ bị đau bụng kinh, giúp điều hòa các rối loạn của phụ nữ trước, trong và sau kinh kì như đau vụng bụng dưới, đau trướng ngực, đau lưng. Đồng thời, sản phẩm giúp điều hòa các rối loạn kinh nguyệt như kinh ra ít, ra nhiều, vón cục, không đều. Ngoài ra sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh lạc nội mạc tử cung và giúp giảm các triệu chứng ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh.
Phụ Lạc Cao EX giúp giam đau bụng kinh hiệu quả
Qua thực tế của hàng nghìn người sử dụng, Phụ Lạc Cao EX đạt được những hiệu quả rõ rệt trong từng giai đoạn, cụ thể như sau:
- Sau 1 tháng: Giảm mức độ đau bụng kinh, ổn định kinh nguyệt,...
- Sau 3 tháng: Nội tiết được điều hoà, cải thiện rõ rệt tình trạng đau bụng kinh.
- Sau 4 - 6 tháng: Kinh nguyệt ổn định, sức khỏe thể chất được đảm bảo khiến chị em vui vẻ, thoải mái tận hưởng cuộc sống.
- Sau đó hàng năm, chị em cũng nên dùng Phụ Lạc Cao EX từ 1 - 2 đợt (mỗi đợt từ 2 - 3 tháng) để duy trì sức khỏe sinh sản, phòng ngừa những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt bền vững.
Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm nhanh hay chậm phụ thuộc vào thể trạng cũng như chế độ sinh hoạt mỗi người và sử dụng Phụ Lạc Cao EX đúng hướng dẫn hay không!
Bên cạnh việc tập thể dục hàng ngày và ăn uống đủ dinh dưỡng, chị em hãy lựa chọn cho mình sản phẩm hỗ trợ sức khỏe nữ giới nói chung và hỗ trợ điều trị đau bụng kinh nói riêng bằng cách sử dụng viên nén Phụ Lạc Cao EX ngày 2 lần, mỗi lần 2-3 viên để giúp lưu thông khí huyết, tăng cường sức khỏe và tránh xa đau bụng kinh.
Chia sẻ của khách hàng
Nhiều người đã sử dụng và cho kết quả tốt sau khi dùng Phụ Lạc Cao EX. Điển hình như trường hợp của chị Trương Thị Vân Nhung ở số 3, Chợ Đạ Rsal, xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Chị Nhung bị đau bụng kinh dữ dội vì lạc nội mạc tử cung; có tháng đau bụng đến 20 ngày. Cơ thể chị mệt mỏi vì các cơn đau bụng kinh từ tháng này qua tháng khác. May mắn biết đến và sử dụng sản phẩm Phụ Lạc Cao EX, cơn đau bụng kinh của chị Nhung đã cải thiện hẳn; khối u lạc nội mạc tử cung cũng chỉ còn rất nhỏ. Bạn có thể liên hệ theo số điện thoại di động của chị Nhung: 0869884076
Hãy cùng xem thêm kinh nghiệm cải thiện triệu chứng của lạc nội mạc tử cung của chị Nhung TẠI ĐÂY.
>>> Xem thêm chia sẻ của những chị em đã cải thiện được chứng đau bụng kinh TẠI ĐÂY.
Những chị em khác cũng kiểm chứng hiệu quả của Phụ Lạc Cao EX trong việc đẩy lùi đau bụng kinh:
Chia sẻ của chị Ngọc
Chia sẻ của chị Yến
Chia sẻ của chị Hiền
Ý kiến chuyên gia
Phụ Lạc Cao EX nhận được sự đánh giá cao của các chuyên gia.
Phụ Lạc Cao EX nhận được sự đánh giá cao của chuyên gia về tác dụng giảm đau bụng kinh, hỗ trợ điều trị lạc nội mạc tử cung cũng như độ an toàn khi sử dụng lâu dài. Sau đây là chia sẻ của chuyên gia Nguyễn Đức Vy: “Đau bụng kinh và bị lạc nội mạc tử cung đều có thể dùng Phụ Lạc Cao EX vì sản phẩm này chứa các thành phần như đương quy, hương phụ, sài hồ bắc,... giúp hoạt huyết, bổ máu, giảm đau, phá cục huyết khối, giảm ứ trệ khí huyết và hết đau bụng kinh”.
>>>Xem thêm đánh giá của các chuyên gia về hiệu quả của Phụ Lạc Cao EX TẠI ĐÂY.
GIẢI THƯỞNG PHỤ LẠC CAO EX VINH DỰ ĐƯỢC NHẬN
Nhờ những đóng góp cho sức khỏe phụ nữ, Phụ Lạc Cao EX vinh dự đón nhận giải thưởng "Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng" được đánh giá và bảo trợ bởi Hội khoa học và Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam, giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em”,...
Nếu còn thắc mắc về đau bụng kinh và đặt mua Phụ Lạc Cao EX, hãy gọi tới số tổng đài miễn cước cuộc gọi 18006105 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 0902207739 để được hỗ trợ tốt nhất.
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh