Đau bụng kinh tuổi dậy thì – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau bụng kinh tuổi dậy thì là tình trạng rất phổ biến ở phụ nữ. Tại Mỹ, đây là nguyên nhân hàng đầu khiến học sinh nữ phải nghỉ học định kỳ. Vậy đau bụng kinh tuổi dậy thì có nguy hiểm hơn không và phải điều trị như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Nguyên nhân đau bụng kinh

Đau bụng kinh là thuật ngữ y tế được sử dụng để mô tả cơn đau vùng bụng ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Có 2 loại đau bụng kinh là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Đau bụng kinh nguyên phát là cơn đau bụng kinh ở những người không mắc các bệnh vùng chậu, thường xảy ra khi phụ nữ bắt đầu có kinh. Đau bụng kinh thứ phát là những cơn đau do bệnh lý vùng chậu như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung… gây ra.

Cơ chế của đau bụng kinh được lý giải là trong chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc tử cung sản xuất ra prostaglandin – một loại axit béo không bão hòa tự nhiên, có vai trò như một chất trung gian hóa học của quá trình viêm và nhận cảm đau. Prostaglandin làm cho cơ và các mạch máu trong tử cung co lại, khiến lưu lượng máu đến tử cung giảm đi, gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, từ đó dẫn đến những cơn đau. Tình trạng thiếu máu cục bộ này diễn ra trong vài giây ngắn ngủi và xuất hiện theo từng đợt khi tử cung co thắt, bởi vậy những cơn đau bụng kinh cũng thường đến theo từng cơn.

Niêm mạc tử cung sản sinh ra prostaglandin gây đau bụng kinh

Niêm mạc tử cung sản sinh ra prostaglandin gây đau bụng kinh

Lượng prostaglandin do niêm mạc tử cung sinh ra đạt ngưỡng cực đại vào 1 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong ngày đầu tiên và ngày thứ hai của chu kỳ. Bởi vậy, tình trạng đau bụng kinh cũng thường nghiêm trọng nhất trong thời gian này.

>>>Xem thêm: Sự thật khiến bạn ngã ngửa: Đau bụng trước kỳ kinh do gen di truyền

Triệu chứng của đau bụng kinh tuổi dậy thì

Đau bụng kinh tuổi dậy thì thường là đau bụng kinh nguyên phát. Chính vì thế, cơn đau này thường khá điển hình. Bạn sẽ có cảm giác đau trong khoảng 12 tiếng trước khi có kinh hoặc 6 giờ sau khi máu kinh bắt đầu chảy. Cơn đau thường là nghiêm trọng nhất trong ngày chảy thứ 2, khi máu kinh chảy ra nhiều nhất. Tuy nhiên, ở một số người, cơn đau có thể kéo dài tới vài ba ngày. Thông thường, cơn đau sẽ bắt đầu bằng cảm giác quặn thắt ở phần giữa bụng dưới, sau đó lan xuống lưng và thậm chí trên đùi một cách âm ỉ.

Đau bụng kinh tuổi dậy thì thường là đau bụng kinh nguyên phát

Đau bụng kinh tuổi dậy thì thường là đau bụng kinh nguyên phát

Bạn có thể gặp một số triệu chứng khó chịu đi cùng với cơn đau bụng kinh. Những triệu chứng này bao gồm: Tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn, mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu, đau đầu, sốt…

>>>Xem thêm: 7 siêu thực phẩm giúp bạn không phải nhăn nhó vì đau bụng kinh

Điều trị đau bụng kinh tuổi dậy thì

Trước hết phải khẳng định, đau bụng kinh là một hiện tượng rất bình thường ở nữ giới. Theo thống kê, khoảng 90% phụ nữ có triệu chứng đau bụng kinh và khoảng 15% thiếu nữ bị đau bụng kinh dữ dội. Chính vì thế, khi bị đau bụng kinh, bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu cơn đau quá nghiêm trọng, chảy máu quá nhiều, tình trạng đau bụng kinh ảnh hưởng lớn đến việc học tập, bạn nên đi gặp bác sĩ sản phụ khoa để tìm ra nguyên nhân và được điều trị kịp thời. Hãy mô tả thật kỹ các triệu chứng đau bụng kinh của mình cho bác sĩ để họ có thể chẩn đoán nhanh và chính xác hơn.

Trên thực tế, nếu bạn là một thiếu nữ mới dậy thì, chưa từng quan hệ tình dục và các triệu chứng đau bụng kinh là rất phổ biến thì bạn không cần phải đi khám phụ khoa. Nếu cơn đau bụng kinh không thuyên giảm sau một vài tháng điều trị, rất có thể bạn đang có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, bác sĩ có thể sẽ đề nghị khám phụ khoa kể cả khi bạn chưa quan hệ tình dục.

Bạn nên đi khám nếu các triệu chứng đau bụng kinh kéo dài không dứt

Bạn nên đi khám nếu các triệu chứng đau bụng kinh kéo dài không dứt

Trong trường hợp bạn đã quan hệ tình dục, các bác sĩ có thể sẽ khám phụ khoa để kiểm tra xem bạn có bị viêm nhiễm vùng chậu hay không.

Mục tiêu của các phương pháp điều trị y tế là làm giảm sự sản sinh prostaglandin trong niêm mạc tử cung – tác nhân gây đau bụng kinh. Có hai loại thuốc có tác dụng này, đó là thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc tránh thai nội tiết tố.

Hiện nay, NSAID được chia thành một số loại khác nhau, nhưng phổ biến nhất là ibuprofen. Liều ibuprofen hiệu quả thông thường là 600mg và bạn có thể dùng liều đó trong mỗi giai đoạn từ 6 - 8 giờ. Bạn cũng có thể sẽ cần sử dụng một loại NSAID khác mạnh hơn. Tuy nhiên, bạn phải thực sự cẩn trọng khi sử dụng NSAID vì chúng có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm hoặc loét dạ dày. Hãy nhớ, không được dùng NSAID khi đói.

Đối với thuốc tránh thai nội tiết tố, thuốc này sẽ làm cho lớp niêm mạc tử cung mỏng hơn, từ đó giảm sản xuất prostaglandin. Đây là một cách khá hiệu quả để điều trị đau bụng kinh.

Ngoài việc sử dụng 2 loại thuốc kể trên, bạn cũng có thể giảm đau bụng kinh bằng cách thay đổi lối sống như tập thể dục thường xuyên, ăn đủ chất, bổ sung thực phẩm giàu axit béo omega -3 và vitamin B…

>>>Xem thêm: Chỉ vì coi thường đau bụng kinh, cả triệu chị em đã “gánh họa” vô sinh

Dùng sản phẩm thảo dược cải thiện chứng đau bụng kinh

Một trong những phương pháp cải thiện chứng đau bụng kinh hiệu quả và an toàn là sử dụng sản phẩm thảo dược. Tiêu biểu là sản phẩm Phụ Lạc Cao EX, sản phẩm được nhiều phụ nữ tin tưởng sử dụng và nhiều chuyên gia đánh giá cao.

Phụ Lạc Cao EX được bào chế từ các thành phần tự nhiên như đan sâm, hương phụ, sài hồ bắc, kết hợp cùng N-Acetyl-L-Cysteine giúp tăng cường lưu thông khí huyết, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn của phụ nữ trước, trong và sau chu kỳ kinh nguyệt. Phụ Lạc Cao EX cũng có công dụng rất tốt trong giảm đau bụng kinh và không để lại tác dụng phụ. Sản phẩm được giới chuyên gia đánh giá cao và nhiều phụ nữ tin tưởng lựa chọn.

Phụ Lạc Cao EX hỗ trợ điều trị đau bụng kinh hiệu quả

Phụ Lạc Cao EX hỗ trợ điều trị đau bụng kinh hiệu quả

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN

Người bị đau bụng kinh nói về hiệu quả của Phụ Lạc Cao EX

Đã từng có thời gian “vật lộn” với chứng đau bụng kinh do lạc nội mạc tử cung gây ra nhưng giờ đây, chị Trương Thị Vân Nhung ở số 3, Chợ Đạ Rsal, xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng (SĐT: 0869884076) đã lấy lại được niềm vui trong cuộc sống nhờ tìm được phương pháp trị đau bụng kinh hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu “bí quyết” của chị Nhung ở video này:

>>> Xem thêm chia sẻ của chị em đã cải thiện được chứng đau bụng kinh TẠI ĐÂY

Công dụng cải thiện chứng đau bụng kinh của Phụ Lạc Cao EX qua ý kiến chuyên gia

Mời bạn cùng nghe GS.TS. Nguyễn Đức Vy đánh giá tác dụng của Phụ Lạc Cao EX trong điều trị đau bụng kinh trong video sau:

>>> Xem thêm tư vấn của chuyên gia về điều trị đau bụng kinh bằng cách sử dụng Phụ Lạc Cao EX TẠI ĐÂY

Qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp cho bạn một số thông tin về chứng đau bụng kinh tuổi dậy thì. Hãy chú ý chăm sóc sức khỏe, xây dựng chế độ sống lành mạnh và đừng quên dùng Phụ Lạc Cao EX mỗi ngày để đau bụng kinh không còn là nỗi lo, bạn nhé!

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về chứng đau bụng kinh tuổi dậy thì hoặc muốn mua sản phẩm Phụ Lạc Cao EX, xin vui lòng gọi tới tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006105 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 0902207739.

Thảo Nhi


Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích