Những nguy cơ khi mắc rối loạn kinh nguyệt

Theo các chuyên gia sản phụ khoa chu kỳ kinh nguyệt  lý tưởng là 28 đến 30 ngày, người Việt Nam có chu kỳ kinh từ 22 đến 35 ngày vẫn có thể coi là bình thường. Khi chu kỳ kinh của bạn ngắn hơn hoặc dài hơn mốc thời gian trên thì được coi là rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều...

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu ra ngoài âm đạo có chu kỳ do sự tróc lớp niêm mạc của tử cung khi không có sự thụ thai xảy ra. Đây là hiện tượng biểu hiện hoạt động của buồng trứng và tử cung. Muốn có kinh bình thường thì buồng trứng phải hoạt động điều hòa và tử cung cũng phải bình thường về cấu trúc giải phẫu, về tế bào học, về sự tiếp nhận nội tiết tố do buồng trứng tiết ra. Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới là một trong những chứng bệnh phụ khoa thường gặp. Một loạt các yếu tố như rối loạn nội tiết tố, thay đổi môi trường ở, cảm xúc không ổn định đều có thể dẫn đến việc rối loạn kinh nguyệt.

Rối loạn kinh nguyệt là những triệu chứng biểu hiện của nhiều loại bệnh, là cụm từ để chỉ những bất thường của kinh nguyệt về chu kỳ kinh, thời gian hành kinh, lượng máu kinh…
Sự hoạt động nội tiết nữ đầy đủ  thường được thể hiện bằng các chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Tuy nhiên các rối loạn kinh nguyệt cũng hay gặp, có thể đơn thuần chỉ là một chu kỳ kinh không phóng noãn nhưng cũng có thể là băng kinh, rong kinh kéo dài gây mất máu, suy nhược.
Rối loạn kinh nguyệt là hậu quả của nhiều chứng bệnh ở phụ nữ
(Rối loạn kinh nguyệt là hậu quả của nhiều chứng bệnh ở phụ nữ)

Các chuyên gia cho hay, việc mắc chứng rối loạn kinh nguyệt có ảnh hưởng rất lớn tới chị em phụ nữ, có thể dẫn tới những chứng bệnh sau:

1. Có thể dẫn đến vô sinh.

Theo những thống kê nghiên cứu liên quan cho thấy, rối loạn kinh nguyệt là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới vô sinh hiếm muộn đồng thời cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỉ lệ vô sinh ngày càng cao ở nước ta trong vài năm gần đây.

2. Ảnh hưởng tới sắc đẹp.

Nếu không khám và điều trị sớm chứng rối loạn kinh nguyệt thì không những ảnh hưởng tới sắc đẹp mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Chị em phụ nữ rất dễ xuất hiện tàn hương, nám và mụn đầu đen.

3. Dẫn đến mắc các bệnh phụ khoa.

Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới rất dễ dẫn tới viêm khớp,  viêm cổ tử cung... Rối loạn kinh nguyệt nếu không được khám và điều trị sớm quả thực là mối nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người phụ nữ. 

4. Bên cạnh đó, nếu bạn đang ở độ tuổi dậy thì và mới có kinh được vài tháng thì bạn đừng quá lo lắng. Vì đây thường là giai đoạn cơ thể đang có sự thay đổi mạnh mẽ về cả tâm và sinh lý nên kinh nguyệt có thể chưa đi vào ổn định.
* Nhịp độ sinh hoạt hàng ngày không ổn định thức quá khuya, thiếu ngủ, có nhiều yếu tố gây stress căng thẳng, lo phiền, đau khổ… hay có sự thay đổi môi trường sống cũng có thể khiến kỳ kinh nguyệt của bạn gái không đều hoặc có những tháng bị chậm kinh.
 *  Rối loạn tiêu hóa (ăn quá nhiều), nhiễm khuẩn (bị Viêm nhiễm phụ khoa, viêm âm đạo, cổ tử cung..), lao động hoặc luyện tập thể thao quá nhiều, tụt cân (có thể mất nhiều mỡ).
*  Việc sử dụng một số loại thuốc hormone nếu dùng không đúng sẽ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
*  Hiện tượng buồng trứng đa nang cũng có thể dẫn đến tình trạng kinh nguyệt thưa. Đó là trường hợp buồng trứng có rất nhiều nang cùng phát triển, nhưng đây là trường hợp không có có nang nào chín và thường không phóng noãn (không có trứng rụng). Nếu không điều trị buồng trứng đa nang, có thể dẫn đến vô sinh .
*  Bạn cũng biết, khi bạn gái có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai an toàn, vì nếu trứng thụ tinh thì trong thời kỳ thai ghén, hiện tượng kinh nguyệt sẽ không xảy ra. Vậy bạn có thể tự mình kiểm tra lại xem mình chậm kinh là nguyên do từ đâu nhé. Với từng trường hợp cụ thể chúng ta sẽ có hướng cải thiện khác nhau. Trong trường hợp chửa ngoài tử cung cũng gây nên rối loạn kinh nguyệt .
* Nguyên nhân từ nhiễm khuẩn sau sinh, sau nạo thai, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, rối loạn hoạt động vùng dưới đồi, bệnh lý tuyến yên...
*  Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn cần được bác sĩ theo dõi như: bệnh lý ở tuyến nội tiết, bệnh về máu, bệnh giảm tiểu cầu.


Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích