Tìm hiểu về chứng ĐAU BỤNG KINH ở phụ nữ để biết cách “đối phó”

Đau bụng kinh là tình trạng quá quen thuộc với nhiều chị em. Những cơn đau có thể khiến bạn mệt mỏi, khó chịu cả ngày trời, thậm chí không thể làm việc, sinh hoạt như bình thường, gây ra nhiều rắc rối trong cuộc sống. Vậy, nguyên nhân đau bụng kinh là gì? Để cải thiện tình trạng này, chị em phải làm sao? Hãy cùng tìm câu trả lời ngay trong bài viết này!

Tại sao nhiều chị em cứ “đến tháng” lại bị đau bụng kinh?

Hiện tượng đau vùng bụng dưới trong kỳ kinh nguyệt được gọi là đau bụng kinh (hay thống kinh). Cơn đau thường xuất hiện vào những ngày trước hoặc đầu chu kỳ, một số người bị đau âm ỉ, nhưng cũng rất nhiều phụ nữ bị đau bụng kinh dữ dội, lan từ vùng hạ vị lên ức, xuống dưới đùi và có khi đi kèm với đau đầu, căng ngực,… Mời bạn cùng lắng nghe chuyên gia Nguyễn Hồng Hải phân tích về những nguyên nhân gây đau bụng kinh trong video sau:

Đau bụng kinh được chia thành 2 loại: Đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.

Đau bụng kinh nguyên phát (thống kinh vô căn) là tình trạng đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng đi khám không tìm thấy nguyên nhân thực thể. Tình trạng này gặp nhiều ở tuổi dậy thì, trong những vòng kinh đầu tiên của phụ nữ, sau đó giảm dần hoặc hết hẳn. 

Tuy nhiên, nhiều thiếu nữ bị đau bụng kinh kéo dài, nguyên nhân có thể bởi căng thẳng thần kinh hoặc ảnh hưởng bởi hiện tượng đau bụng khi hành kinh của những người xung quanh. Đau bụng kinh nguyên phát thường tập trung ở vùng hạ vị, co rút thành từng cơn và có thể lan ra sau lưng. Những cơn đau thường xuất hiện trước khi có kinh vài giờ hoặc hay khi bắt đầu thấy kinh. 

Cơ chế đau bụng kinh nguyên phát đã được các chuyên gia giải thích là do trong kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone sinh dục thay đổi nên tử cung tăng tiết prostaglandin (yếu tố gây viêm, gây đau). Prostaglandin khiến tử cung co thắt gây nên hiện tượng đau bụng kinh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ bị đau bụng kinh có nồng độ prostaglandin cao hơn bình thường. Ngoài đau bụng, prostaglandin còn gây ra những triệu chứng như: Đau đầu, buồn nôn, ngất xỉu, tiêu chảy, đau đầu, sốt…

Đau bụng kinh nguyên phát gặp nhiều ở tuổi dậy thì

Đau bụng kinh nguyên phát gặp nhiều ở tuổi dậy thì

Trong khi đó, đau bụng kinh thứ phát là cơn đau do một nguyên nhân hay bệnh lý cụ thể gây ra, chẳng hạn như: U xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm tử cung – âm đạo,… Triệu chứng đau bụng kinh thứ phát cũng giống như đau bụng kinh nguyên phát nhưng cơn đau có thể xuất hiện trước kỳ kinh cả tuần và kéo dài đến hết chu kỳ, thậm chí có thể đau vào các thời điểm khác trong tháng. Đau bụng kinh thứ phát thường là tình trạng xuất hiện muộn, sau khi đã hành kinh nhiều năm hoặc sau sinh đẻ. Cơ chế gây đau bụng kinh thứ phát tùy theo bệnh lý và có một phần tương tự như đau bụng kinh nguyên phát, đó là do sự tăng sinh prostaglandin.

Trong một số trường hợp, ở những phụ nữ chưa sinh đẻ, lỗ cổ tử cung nhỏ hoặc bẩm sinh người đó có tử cung gập khiến cho những mảnh niêm mạc tử cung bong ra nhưng không được đẩy ra ngoài, tử cung phải co thắt mạnh hơn, gây nên tình trạng đau bụng kinh.

Đau bụng kinh thứ phát do bệnh lý cụ thể gây ra

Đau bụng kinh thứ phát do bệnh lý cụ thể gây ra

>>>Xem thêm: 4 triệu chứng đau bụng kinh bất thường chị em không nên bỏ qua

Điều trị đau bụng kinh như thế nào?

Theo các chuyên gia, nếu bị đau bụng kinh do những nguyên nhân cụ thể như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm nhiễm,… gây ra thì cần phải điều trị theo từng nguyên nhân. Một điều cần đặc biệt lưu ý là trước tiên, bạn phải đi khám phụ khoa và uống thuốc theo chỉ định, dưới sự theo dõi của các bác sĩ sản khoa. 

Mục tiêu điều trị trước mắt là giảm triệu chứng cơ năng chung cho cả 2 loại đau bụng kinh là sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm không steroid như: Naproxen, Ibuprofen, Ketoprofen,… Những loại thuốc này có tác dụng làm ức chế sự tổng hợp prostaglandin, giảm co thắt tử cung, giảm lượng máu kinh, từ đó giảm đau bụng kinh. Các thuốc này nên uống trước hoặc ngay khi bắt đầu có kinh, uống từ 2 – 3 ngày. 

Đối với đau bụng kinh mức độ nhẹ thì có thể dùng các loại thuốc giảm đau thông thường, không có tác dụng ức chế prostaglandin như Paracetamol hoặc những thuốc hormone sinh dục như thuốc tránh thai. Cơ chế của thuốc tránh thai là ức chế sự rụng trứng, làm giảm co thắt tử cung. 

Dùng thuốc giảm đau bụng kinh là phương pháp điều trị có tính ngắn hạn

Dùng thuốc giảm đau bụng kinh là phương pháp điều trị có tính ngắn hạn

Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc trên chỉ có tác dụng giảm đau nhất thời, người bệnh buộc phải dùng thuốc từ chu kỳ này sang chu kỳ khác, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Về lâu dài, mục tiêu là điều trị nguyên nhân gây đau bụng kinh như: Lạc nội mạc tử cung, khí huyết lưu thông kém, rối loạn nội tiết tố,… theo nguyên lý của Đông y: “Thông bất thống, thống bất thông”, nghĩa là khí huyết không lưu thông sẽ gây đau.

>>>Xem thêm: Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhờ 6 bước đơn giản

Cải thiện tình trạng đau bụng kinh nhờ sản phẩm thảo dược 

Như vậy, đau bụng kinh là một phạm trù khá rộng, bạn cần tìm ra chính xác nguyên nhân mới có thể quyết định phương pháp điều trị hiệu quả. Ngoài cách dùng thuốc như chúng tôi đã gợi ý ở trên, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm thảo dược cho hiệu quả tích cực lại an toàn, không lo tác dụng phụ. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Lạc Cao EX. 

Phụ Lạc Cao EX với sự kết hợp của nhiều thảo dược như đan sâm, đương quy, nga truật, sài hồ bắc và thành phần nổi bật N-Acetyl L cysteine có công dụng tăng cường lưu thông khí huyết, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn của phụ nữ trước, trong và sau kỳ kinh như: Đau vùng bụng dưới, đau chướng ngực, đau lưng, đau bụng kinh, điều hòa rối loạn kinh nguyệt như: Kinh ra ít, ra nhiều, vón cục, không đều… Cụ thể:

N-Acetyl L-Cysteine (NAC)có tác dụng làm giảm kích thước khối lạc nội mạc tử cung, giúp giảm sự xâm lấn của các tế bào lạc nội mạc tử cung, giảm tăng sinh các tế bào bất thường và làm giảm đau trong lạc nội mạc tử cung. Đặc biệt, NAC giúp tăng khả năng thụ thai cho phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung và thường được dùng để dự phòng tái phát lạc nội mạc tử cung.

Các thảo dược như: Đan sâm, đương quy, hương phụ, nga truật, sài hồ bắc có tác dụng điều hòa nội tiết, hoạt huyết, cầm máu, trục huyết ứ, kích thích ra kinh, tiêu sưng, giảm đau, thanh tâm, trừ phiền, làm đầu óc thanh thản…

Phụ Lạc Cao EX giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả

Phụ Lạc Cao EX giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả

Thông tin hữu ích dành cho bạn

Cảm nhận của người dùng

Những năm qua, nhiều người đã sử dụng Phụ Lạc Cao EX cho hiệu quả tích cực. Tiêu biểu là trường hợp của chị Trương Thị Vân Nhung ở số 3, Chợ Đạ Rsal, xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng (điện thoại: 0869884076). Chị Nhung bị lạc nội mạc tử cung dẫn đến những cơn đau bụng kinh dữ dội kéo dài, có khi lên tới 20 ngày. Tuy nhiên, thật may mắn vì sau khi sử dụng Phụ Lạc Cao EX, chị Nhung đã có thể nói lời tạm biệt với các cơn đau bụng kinh. Hãy theo dõi video sau để biết được “bí kíp” của chị Nhung nhé:

Cũng giống như chị Nhung, chị Phạm Thanh Thanh Nga ở TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (SĐT: 0977017676) cũng bị lạc nội mạc tử cung dẫn tới đau bụng kinh dữ dội ròng rã nhiều tháng trời. May mắn biết đến và sử dụng Phụ Lạc Cao EX, tình trạng đau bụng kinh do lạc nội mạc tử cung của chị Nga đã được cải thiện. Mời bạn cùng theo dõi chi tiết câu chuyện của chị Nga trong video sau:

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm cải thiện đau bụng kinh của người dùng khác TẠI ĐÂY

Chuyên gia nói gì về sản phẩm Phụ Lạc Cao EX?

Dưới đây là phân tích của chuyên gia Lê Thị Hiền về công dụng của Phụ Lạc Cao EX trong hỗ trợ điều trị đau bụng kinh:

>>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn: Chữa đau bụng kinh bằng Đông y hiệu quả ra sao?

Như vậy, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng đau bụng kinh. Để khắc phục những triệu chứng khó chịu trong thời điểm nhạy cảm này, đừng quên sử dụng Phụ Lạc Cao EX bạn nhé!

Nếu còn băn khoăn về tình trạng đau bụng kinh hoặc muốn mua sản phẩm Phụ Lạc Cao EX, xin vui lòng gọi tới tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006105 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 0902207739.

Thảo Tiên

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!




Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích