Rong kinh, rong huyết là tình trạng chảy máu bất thường ở nữ giới, có thể là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như: U xơ tử cung, viêm vùng chậu, đa nang buồng trứng,... Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết được nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục rong kinh, rong huyết như thế nào?
Rong kinh rong huyết là gì?
Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ nhưng thời gian có kinh kéo dài hơn 7 ngày, lượng máu kinh có thể ít, trung bình hoặc nhiều. Rong huyết là hiện tượng ra máu không có chu kỳ, nhiều khi nhầm lẫn với kinh nguyệt không đều. Hiện tượng này gây ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động hàng ngày và sức khỏe của người phụ nữ.
Các dấu hiệu và triệu chứng của rong kinh, rong huyết có thể bao gồm:
- Chảy máu nặng trong kỳ kinh/không phải kỳ kinh, liên tục trên 7 ngày, khiến bạn phải thay băng vệ sinh liên tục.
- Huyết thường ra nhiều vào ban đêm, máu có thể đóng thành cục, hay bị đau bụng dưới.
- Mệt mỏi, yếu ớt, da xanh xao do bị mất máu nhiều.
Rong kinh, rong huyết gây rất nhiều phiền toái cho phụ nữ
Nguyên nhân gây rong kinh, rong huyết ở nữ giới
Nguyên nhân chính gây rong kinh, rong huyết là do rối loạn nội tiết tố ở nữ giới. Hàng tháng, hormone estrogen và progesterone sẽ tác động làm nội mạc tử cung dày lên. Khi mất cân bằng giữa 2 hormone này sẽ xuất hiện tình trạng rong kinh, rong huyết. Cụ thể:
Nguyên nhân chức năng
Ở tuổi dậy thì, bạn gái thường gặp tình trạng kinh nguyệt không đều như rong kinh kéo dài, chậm kinh, mất kinh. Nguyên nhân chính là do chức năng của vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng hoạt động chưa ổn định, kéo theo đó là sự rối loạn nội tiết tố. Tuy nhiên, độ tuổi này không có gì đáng lo ngại vì nó sẽ ổn định hơn sau khoảng 2-3 năm.
Ở giai đoạn mãn kinh, chức năng của các cơ quan sinh dục bị suy giảm, nội tiết tố suy giảm, các nang trứng không đáp ứng được nhiệm vụ của mình cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới bị rong kinh, rong huyết.
Nguyên nhân thực thể
Theo các chuyên gia phụ khoa, nguyên nhân gây ra rong kinh, rong huyết có thể là tác dụng phụ của thuốc tránh thai, tổn thương âm đạo, tử cung do nạo phá thai hoặc sinh đẻ nhiều.
Sau 2-3 năm, ngoài rối loạn nội tiết tố thì rong kinh, rong huyết có thể do vùng kín bị nhiễm khuẩn, nạo phá thai hoặc mắc một số bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu,...
Ngoài ra, phụ nữ ăn uống không điều độ, suy dinh dưỡng hoặc béo phì có thể gây ra rong kinh, rong huyết.
Rong kinh và rong huyết có thể là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa
>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị máu kinh ra nhiều và vón cục
Biến chứng của rong kinh rong huyết
Nhiều bạn thường chủ quan khi bị rong kinh, rong huyết vì cho rằng nó không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em.
Rong kinh, rong huyết kéo dài gây thiếu máu do giảm số lượng hồng cầu để giúp vận chuyển oxy đến các mô, đồng thời khiến cơ thể xanh xao, suy nhược, mệt mỏi và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, rong kinh, rong huyết kéo dài có thể gây ra những cơn đau bụng kinh âm ỉ hoặc dữ dội.
Khắc phục rong kinh, rong huyết
Như đã nêu trên, rong kinh rong huyết kéo dài dẫn tới rất nhiều hệ lụy xấu đối với sức khỏe người phụ nữ. Vì vậy, điều trị kịp thời tình trạng này là rất cần thiết.
Điều trị rong kinh rong huyết bằng thuốc
Liệu pháp sử dụng thuốc tây y cho chứng rong kinh rong huyết có thể bao gồm:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin IB) hoặc naproxen sodium (Aleve), giúp giảm mất máu do kinh nguyệt. NSAIDs có thêm lợi ích là làm giảm các cơn đau bụng kinh. Tuy nhiên, khi sử dụng các thuốc này lâu dài cũng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
- Axit tranexamic (Lysteda) giúp giảm lượng máu ra và chỉ cần uống vào thời điểm có máu xuất hiện.
- Ngoài việc cung cấp biện pháp tránh thai, thuốc tránh thai có thể giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm các đợt ra máu ra quá nhiều hoặc kéo dài.
- Hormone progesterone có thể giúp điều chỉnh sự mất cân bằng hormone và giảm chứng rong kinh, rong huyết.
- Vòng tránh thai nội tiết (Liletta, Mirena) giải phóng một loại progestin gọi là levonorgestrel, làm cho niêm mạc tử cung mỏng và giảm lưu lượng máu kinh, xoa dịu những cơn đau.
Điều trị rong kinh rong huyết bằng thuốc tây có thể để lại một số tác dụng phụ
Ngoài ra, khi sử dụng thuốc không cải thiện được tình trạng này thì bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật:
- Điều trị thủ thuật cắt đốt nội mạc tử cung được lựa chọn trong trường hợp điều trị bằng thuốc không hiệu quả hay không thể phẫu thuật cắt tử cung và không có nhu cầu sinh con.
- Cắt hoàn toàn tử cung là cuộc phẫu thuật lớn, dành cho trường hợp đã có đủ số con mong muốn và khi áp dụng các phương pháp trên hầu hết đều thất bại.
Khắc phục và phòng ngừa rong kinh rong huyết tại nhà
Ngoài việc thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, việc xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học rất hữu ích cho người bị rong kinh, rong huyết.
Nghỉ ngơi nhiều: Cơ thể cần năng lượng để phục hồi lượng máu bị mất khi rong kinh rong huyết kéo dài. Dành thời gian để nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể là điều quan trọng và có thể giúp bạn ngăn ngừa mệt mỏi.
Bài tập: Tập thể dục giúp một số người đối phó với chứng rong kinh, rong huyết. Ví dụ, các hoạt động như yoga, đi bộ, thiền,... có thể giúp giảm căng thẳng, lo lắng, cải thiện tâm trạng.
Chế độ ăn uống và chất bổ sung: Bổ sung đủ nước và đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát những triệu chứng của rong kinh rong huyết, đặc biệt là khi một người cũng đang sử dụng các phương pháp điều trị khác. Bạn nên thêm các loại rau xanh, hoa quả tươi, những loại hạt, ngũ cốc, trứng, sữa,... vào thực đơn hàng ngày và tránh xa đồ uống có gas, chất kích thích,...
Vitamin C: Cơ thể không dễ hấp thụ sắt, nhưng vitamin C có thể giúp ích. Uống bổ sung vitamin C hoặc ăn thực phẩm giàu vitamin C, chẳng hạn như trái cây họ cam quýt cùng với chất bổ sung sắt có thể giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt.
Ăn uống khoa học giúp chị em cải thiện tình trạng rong kinh, rong huyết
Phụ Lạc Cao EX hỗ trợ cải thiện rong kinh rong huyết ở phụ nữ
Khi bị rong kinh, rong huyết kéo dài, ngoài việc đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời thì bạn cần có chế độ ăn khoa học, lối sống lành mạnh. Thuốc tây y khi dùng lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nên hiện nay, rất nhiều chị em có xu hướng lựa chọn các sản phẩm từ thảo dược. Tiêu biểu trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Lạc Cao EX. Sản phẩm chứa thành phần chính là N-acetyl-L-cysteine đã được nghiên cứu tại nhiều nơi trên thế giới cho thấy có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường lưu thông khí huyết và hệ miễn dịch; Kết hợp với các thảo dược quý như đan sâm, nga truật, sài hồ bắc, đương quy,... giúp bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt. Từ đó hỗ trợ điều trị các vấn đề về kinh nguyệt như rong kinh, vô kinh, đau bụng kinh và hạn chế sự phát triển của các mô lạc nội mạc tử cung.
Bài viết trên là tất cả những về vấn đề rong kinh, rong huyết mà bạn cần biết. Để cải thiện tình trạng rong kinh, rong huyết hiệu quả, bạn nên kết hợp thực hiện theo chỉ định của bác sĩ và sử dụng thêm sản phẩm có thành phần N-acetyl-L-cysteine mỗi ngày.
Nếu còn có câu hỏi nào về vấn đề rong kinh, rong huyết, hãy để lại số điện thoại hoặc comment dưới bài, chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể hơn cho bạn.
>>>Xem thêm: Đau bụng kinh không nên ăn gì?
Tài liệu tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menorrhagia/symptoms-causes/syc-20352829
https://www.cdc.gov/ncbddd/blooddisorders/women/menorrhagia.html
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17734-menorrhagia-heavy-menstrual-bleeding