Rong kinh là gì? Tìm hiểu nguyên nhân và cách cải thiện

Xoay quanh vấn đề rong kinh là gì, chắc hẳn không ít chị em chưa hiểu hết được tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ bật mí những thông tin chi tiết nhất về hiện tượng rong kinh, từ đó giúp chị em sớm tìm cho mình biện pháp khắc phục phù hợp. 

Rong kinh là gì?

Rong kinh là một tình trạng rối loạn kinh nguyệt với đặc trưng máu kinh ra nhiều, thời gian hành kinh kéo dài hơn một tuần, đôi khi kèm theo cơn đau vùng bụng dưới. Hiện tượng rong kinh, rong huyết có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường nhật của phái nữ do mất đi một lượng máu đáng kể, gây cảm giác khó chịu và mệt mỏi trong suốt kỳ kinh nguyệt.

Rong-kinh-la-hien-tuong-mau-kinh-ra-nhieu-va-keo-dai-hon-7-ngay 

Rong kinh là hiện tượng máu kinh ra nhiều và kéo dài hơn 7 ngày 

Điểm mặt nguyên nhân gây rong kinh ở phụ nữ

Phụ nữ bị rong kinh thường tiềm ẩn nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như mất cân bằng hormone, khí huyết kém lưu thông, viêm nhiễm phụ khoa,… Xác định nguyên do cụ thể gây rong kinh chính là chìa khóa quan trọng giúp chị em sớm có biện pháp khắc phục phù hợp.

Do nội tiết tố thay đổi bất thường

Ở từng giai đoạn nhất định, nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ sẽ có những dao động hoặc thay đổi lên xuống bất thường. Hiện tượng mất cân bằng nội tiết tố thường diễn ra chủ yếu khi phái nữ bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, mang thai, sinh con, thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. Khi thế cân bằng giữa các hormone bị phá vỡ có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 21 – 40 ngày và dẫn đến tình trạng rong kinh cơ năng.

Chức năng buồng trứng bị rối loạn

Một nguyên nhân khác của hiện tượng rong kinh ở phụ nữ là sự suy giảm chức năng buồng trứng. Khi buồng trứng không thể thực hiện hoạt động giải phóng trứng như bình thường sẽ làm ngăn chặn sự sản sinh hormone progesterone. Điều này có thể gây rối loạn nội tiết tố nữ và rong kinh chính là một trong những hệ quả tất yếu.

Roi-loan-chuc-nang-buong-trung-la-nguyen-nhan-pho-bien-gay-rong-kinh-o-nu-gioi

Rối loạn chức năng buồng trứng là nguyên nhân phổ biến gây rong kinh ở nữ giới

Tác dụng phụ của biện pháp tránh thai

Trong một số trường hợp cụ thể, phụ nữ bị rong kinh là do lạm dụng các loại thuốc tránh thai, nhất là thuốc tránh thai khẩn cấp. Ngoài ra, hiện tượng rong kinh cũng bắt nguồn từ việc đặt vòng tránh thai. Khi đặt vòng vào sâu bên trong sẽ khiến cổ tử cung mở ra và không kịp đáp ứng với vật thể lạ, từ đó dẫn đến hiện tượng rong kinh, rong huyết.

Rong kinh do viêm nhiễm phụ khoa

Nguyên nhân rong kinh đôi khi xuất phát từ các tình trạng viêm nhiễm phụ khoa mà chị em đang mắc phải, chẳng hạn như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, polyp tử cung, viêm âm đạo,… Những bệnh lý này có thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, khiến máu kinh ra nhiều một cách bất thường, kèm theo một số triệu chứng điển hình khác như đau bụng kinh, đau vùng chậu, đau lưng dưới,…

Rong kinh do stress kéo dài, khí huyết kém lưu thông

Stress và căng thẳng kéo dài được xem là tác nhân làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phái nữ và dẫn đến triệu chứng rong kinh khi đến tháng. Khi cơ thể ở trạng thái căng thẳng quá độ sẽ giải phóng hormone adrenaline và cortisol làm tác động tiêu cực đến quá trình điều hoà kinh nguyệt ở phụ nữ.

Mặt khác, tình trạng rong kinh cũng có thể xảy ra khi khí huyết kém lưu thông. Dòng máu di chuyển đến vùng bụng dưới bị tắc nghẽn có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, trong đó có rong kinh.

Phu-nu-bi-rong-kinh-thuong-bat-nguon-tu-tinh-trang-luu-thong-khi-huyet-kem 

Phụ nữ bị rong kinh thường bắt nguồn từ tình trạng lưu thông khí huyết kém 

Các biến chứng có thể xảy ra do rong kinh

Thực tế, tình trạng rong kinh nếu không được khắc phục sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng đối với sức khoẻ tổng thể nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng.

Ảnh hưởng của rong kinh đến sức khoẻ tổng thể

Dưới đây là một số tác hại của tình trạng rong kinh đối với sức khỏe nói chung của phụ nữ, bao gồm:

  • Gây thiếu máu do mất đi một lượng máu lớn, khiến cơ thể không kịp bù đắp, từ đó dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, da xanh xao, suy nhược, thở dốc, chóng mặt,…
  • Rong kinh khiến vùng nhạy cảm của chị em luôn trong trạng thái ẩm ướt, gây khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt thường ngày.
  • Rong kinh kéo dài tạo tâm lý tự ti cho nhiều phụ nữ và làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống chăn gối của các cặp vợ chồng. Ngoài ra, việc giao hợp trong thời gian bị rong kinh cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Ảnh hưởng của rong kinh đến sức khỏe sinh sản

Đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ, tình trạng rong kinh không được điều trị sớm sẽ dẫn đến một số hệ luỵ sau:

  • Khi máu kinh ra nhiều và kéo dài có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các vi rút hoặc vi khuẩn, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm bộ phận sinh dục. Nghiêm trọng hơn, các loại vi khuẩn có thể lan ngược từ âm hộ vào sâu bên trong âm đạo, vòi trứng và tử cung, gây viêm phần phụ hoặc thậm chí dẫn đến vô sinh cho phụ nữ.
  • Rong kinh kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phái nữ như: Polyp tử cung, buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung,… Những bệnh lý này nếu phát hiện chậm trễ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản ở nữ giới và gây ra nhiều biến chứng khó lường khác.

Tinh-trang-rong-kinh-keo-dai-co-the-gay-cac-benh-viem-phu-khoa-va-tang-nguy-co-vo-sinh-cho-phu-nu

Tình trạng rong kinh kéo dài có thể gây các bệnh viêm phụ khoa và tăng nguy cơ vô sinh cho phụ nữ

>>>Xem thêm: Điểm mặt nguyên nhân lạc nội mạc tử cung mà bạn nên biết

Phương pháp chẩn đoán rong kinh ở phụ nữ

Khi nghi ngờ bản thân đang mắc phải tình trạng rong kinh, chị em nên chủ động đi khám phụ khoa để được chẩn đoán nguyên nhân cụ thể, từ đó có phương hướng điều trị hợp lý. Dưới đây là một số kỹ thuật y tế thường được áp dụng trong chẩn đoán rong kinh, bao gồm:

  • Khám thực tế, chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh lý của phụ nữ.
  • Xét nghiệm máu giúp kiểm tra thiếu máu.
  • Xét nghiệm Pap giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường ở cổ tử cung.
  • Siêu âm, sinh thiết nội mạc tử cung hoặc nong nạo tử cung nhằm kiểm tra ung thư (đối với trường hợp bị rong kinh nghi ngờ do ung thư ở tử cung).
  • Nội soi ổ bụng, tử cung hoặc chụp tử cung vòi trứng.

Cách điều trị rong kinh rong huyết hiệu quả

Để đối phó với tình trạng rong kinh rong huyết, phái đẹp có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống, sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và kết hợp dùng sản phẩm thảo dược. Mỗi một phương pháp điều trị đều mang lại công hiệu chung là cải thiện rong kinh, điều hoà kinh nguyệt và cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.

Tăng cường bổ sung chất sắt

Rong kinh khiến chị em dễ gặp phải tình trạng thiếu máu, do đó việc tăng cường bổ sung chất sắt là điều vô cùng cần thiết. Khi cung cấp cho cơ thể lượng chất sắt đầy đủ sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng rong kinh kéo dài, mệt mỏi, đau đầu, choáng váng hoặc suy nhược cơ thể. Bạn có thể bổ sung sắt đơn giản qua các loại thực phẩm như các loại hạt, bông cải xanh, thịt bò,… Ngoài ra, phụ nữ bị rong kinh cũng có thể sử dụng viên uống bổ sung sắt để cải thiện tình trạng thiếu máu do rong kinh.

Chi-em-nen-tang-cuong-bo-sung-chat-sat-de-nhanh-chong-cai-thien-hien-tuong-rong-kinh

Chị em nên tăng cường bổ sung chất sắt để nhanh chóng cải thiện hiện tượng rong kinh

Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý

Phụ nữ bị rong kinh là đối tượng đặc biệt nên chăm chút đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình để giảm bớt các triệu chứng mệt mỏi, đồng thời giúp tái tạo năng lượng và đẩy lùi rong hiệu hiệu quả. Theo lời khuyên từ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, phụ nữ đang phải đối mặt với hiện tượng rong kinh nên thực hiện một số thay đổi sau trong chế độ ăn uống:

  • Giảm lượng tiêu thụ thịt và chất béo bão hòa, thay vào đó là bổ sung các chất béo lành mạnh như acid béo omega 3, 6 hoặc 9 nhằm giúp giảm viêm và đau.
  • Tăng cường bổ sung các loại trái cây và rau củ chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất vào khẩu phần ăn thường ngày để ổn định đường huyết, giúp lưu thông khí huyết và cân bằng nội tiết tố tốt hơn.
  • Hạn chế lượng tiêu thụ thực phẩm cay nóng, đồ lạnh hoặc chất kích thích trong kỳ kinh nguyệt (cà phê, nước lạnh, bia hoặc rượu).
  • Ăn ngải cứu khi bị rong kinh giúp điều hoà nội tiết tố và cải thiện triệu chứng đau bụng dưới.

Cai-thien-hieu-qua-rong-kinh-rong-huyet-bang-cach-an-ngai-cuu-moi-ngay 

Cải thiện hiệu quả rong kinh rong huyết bằng cách ăn ngải cứu mỗi ngày 

Sử dụng thuốc tây y

Đối với tình trạng bị rong kinh nặng và kéo dài nhiều ngày, bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh một số loại thuốc để giảm đau và hạn chế lượng máu kinh như ibuprofen, naproxen, axit tranexamic, hoặc các thuốc giúp cân bằng nội tiết tố như progesterone, dụng cụ tử cung và thuốc tránh thai. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc tây để điều trị rong kinh, chị em cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế các tác dụng phụ.

Áp dụng lối sống khoa học

Một lối sống lành mạnh là tiền đề giúp cải thiện hiệu quả các khía cạnh sức khỏe của phái nữ, trong đó bao gồm cả hiện tượng rong kinh. Để có một chế độ sinh hoạt khoa học, chị em cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Sắp xếp thời gian làm việc, vận động và nghỉ ngơi hợp lý để giảm căng thẳng, cải thiện nội tiết tố, từ đó đẩy lùi triệu chứng rong kinh.
  • Khi đến tháng, phụ nữ nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn nhằm giúp giảm bớt lượng máu kinh ra nhiều cũng như một số triệu chứng khó chịu khác, bao gồm mệt mỏi, tức bụng, buồn nôn, đau bụng kinh,…
  • Tạo thói quen ngủ đủ giấc và hạn chế tối đa thức khuya bởi điều này sẽ khiến tình trạng rong kinh thêm trầm trọng hơn.
  • Tập thể dục điều độ với những bài tập vừa sức và nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đi bộ,… vừa giúp nâng cao hệ miễn dịch lại cải thiện chứng rong kinh nhanh chóng.

Tap-the-duc-dieu-do-moi-ngay-giup-phu-nu-som-day-lui-duoc-tinh-trang-rong-kinh

Tập thể dục điều độ mỗi ngày giúp phụ nữ sớm đẩy lùi được tình trạng rong kinh

Dùng sản phẩm Phụ Lạc Cao EX giúp giải quyết hiệu quả hiện tượng rong kinh

Trước những bất cập về nguy cơ gặp phải tác dụng phụ khi điều trị rong kinh bằng các loại thuốc tây, giới chuyên gia đầu ngành khuyến nghị chị em có thể sử dụng kết hợp sản phẩm thảo dược tự nhiên cùng với việc thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng này. Qua nhiều nghiên cứu và tìm tòi, các chuyên gia đã bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Lạc Cao EX, giúp hỗ trợ phái đẹp sớm khắc phục được tình trạng rong kinh, đau bụng kinh và các vấn đề về kinh nguyệt khác một cách an toàn.

Trong sản phẩm Phụ Lạc Cao EX có chứa hợp chất N-acetyl-L-cysteine cùng sự góp mặt của một số dược liệu quý như đan sâm, đương quy, hương phụ, sài hồ bắc, nga truật. Theo nhiều nghiên cứu từ khắp các quốc gia trên thế giới đã cho thấy, chất N-acetyl-L-cysteine có khả năng chống oxy hoá, tiêu diệt gốc tự do, hỗ trợ tăng cường lưu thông khí huyết và giảm sự xâm lấn của các tế bào nội mạc tử cung. Mặt khác, những vị thuốc cổ truyền trong Phụ Lạc Cao EX cũng được biết đến với công dụng điều hoà khí huyết, trị rối loạn kinh nguyệt, cân bằng nội tiết tố và cải thiện rong kinh hiệu quả.

Ho-tro-dieu-tri-rong-kinh-va-tang-cuong-luu-thong-khi-huyet-nho-san-pham-Phu-Lac-Cao-EX

Hỗ trợ điều trị rong kinh và tăng cường lưu thông khí huyết nhờ sản phẩm Phụ Lạc Cao EX

Có thể nói, Phụ Lạc Cao EX là một trong số rất ít sản phẩm thảo dược có tác động trực tiếp đến nguyên nhân cốt lõi gây rong kinh, bao gồm khí huyết kém lưu thông và mất cân bằng nội tiết tố. Do đó, sản phẩm đã và đang được nhiều chị em tin tưởng. 

Bài viết trên có thể giúp chị em hiểu rõ được rong kinh là gì và nó gây ảnh hưởng như thế nào đối với các khía cạnh sức khỏe nếu điều trị muộn. Để cải thiện tình trạng này một cách nhanh chóng, bạn nên có một lối sống khoa học, chế độ ăn lành mạnh kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thảo dược Phụ Lạc Cao EX mỗi ngày.

Mọi băn khoăn về hiện tượng rong kinh và sản phẩm Phụ Lạc Cao EX, bạn có thể để lại thông tin liên hệ bên dưới phần bình luận, chuyên gia sẽ tư vấn cụ thể hơn.

>>>Xem thêm: Bật mí 10 cách chữa đau bụng kinh tại nhà

Nguồn tham khảo: 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menorrhagia/diagnosis-treatment/drc-20352834

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/menorrhagia

https://www.cdc.gov/ncbddd/blooddisorders/women/menorrhagia.html

phu-lac-cao-ex



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích