Đau bụng kinh không còn là hiện tượng xa lạ gì đối với chị em phụ nữ trong những ngày đèn đỏ. Đau bụng tới tháng không chỉ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt mà đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Chị em muốn giảm đau bụng kinh an toàn ngay tại nhà, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh là những cơn đau nhói hoặc đau quặn tại vùng bụng dưới, thường xuất hiện ngay trước và trong chu kỳ kinh nguyệt. Một số chị em chỉ cảm thấy cơn đau âm ỉ, nhưng nhiều người lại xuất hiện những cơn đau dữ dội. Điều này gây nên nhiều cản trở trong công việc và hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Hiện nay, với tỷ lệ mắc triệu chứng đau bụng kinh nguyệt ngày càng cao, chị em phụ nữ nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để tránh nhầm lẫn và bỏ qua những dấu hiệu tiềm ẩn nguy hiểm do một bệnh phụ khoa nào đó gây ra.
Đau bụng kinh là triệu chứng thường gặp ở rất nhiều chị em phụ nữ
Nguyên nhân gây nên những cơn đau bụng kinh
Đau bụng kinh gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và cuộc sống của các chị em phụ nữ. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây đau bụng kinh được phân thành 2 loại:
- Đau bụng kinh nguyên phát: Trong chu kỳ kinh nguyệt, hàm lượng prostaglandin - Một yếu tố gây viêm và đau trong máu tăng lên, tử cung phải tăng cường co bóp để đẩy máu kinh cùng các tế bào niêm mạc tử cung ra ngoài gây ra những cơn đau bụng kinh.
- Đau bụng kinh thứ phát: Đây là tình trạng đau bụng kinh do có thể chị em mang các bệnh tiềm ẩn, cụ thể:
- Lạc nội mạc tử cung: Bản chất của bệnh là do lớp mô niêm mạc tử cung đi lạc sang các cơ quan khác như buồng trứng nhưng vẫn phát triển bình thường. Chính điều đó dẫn đến tình trạng khi đến kỳ kinh nguyệt có kèm theo cơn đau vùng xương chậu, đau bụng dưới và khi quan hệ tình dục,...
- U xơ tử cung: Bệnh còn được biết với tên gọi khác là xơ tử cung với đặc điểm là những khối u lành tính hiện ở cơ tử cung. Tuy nhiên, khi các khối u phát triển lớn trong niêm mạc tử cung sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt gây ra hiện tượng đau bụng kinh dữ dội.
- Viêm nhiễm tử cung - Cổ tử cung: Trường hợp viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm nội mạc cổ tử cung cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường trong tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt.
Đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung
Theo các chuyên gia nhận định, nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng đau bụng kinh là do lưu thông khí huyết giảm, chức năng hệ miễn dịch kém, tăng gốc tự do. Vì vậy, muốn chấm dứt tình trạng này cần tác động đến được các nguyên nhân trên.
Đau bụng kinh dữ dội có thật sự nguy hiểm không?
Đau bụng kinh dữ dội thường do nguyên nhân thứ phát. Người mắc bị đau quặn thắt ở vùng bụng dưới cùng với đó là thời gian đau kéo dài. Ngoài ra chúng còn có thể kèm theo những dấu hiệu bất thường khác như:
- Đau vùng chậu kéo dài.
- Thời gian đau bụng trước kỳ kinh nguyệt dài.
- Lượng máu kinh ra không đều giữa các tháng, có thể xuất hiện cục máu đông, máu đen,...
Đau bụng kinh dữ dội thường có liên quan đến triệu chứng của các bệnh vùng chậu nguy hiểm, gây nên nhiều tác động đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ đặc biệt là cản trở quá trình thụ thai. Vì thế, để chắc chắn rằng mình có đang gặp phải các bệnh nguy hiểm nào không, chị em cần đến thăm khám để có được những chẩn đoán chính xác nhất.
>>>Xem thêm: Đến tháng đau bụng kinh buồn nôn có nguy hiểm không? TẠI ĐÂY
Làm thế nào để hết đau bụng kinh hiệu quả?
Để giúp chị em giải đáp thắc mắc “Đau bụng kinh phải làm sao?” chúng tôi xin chia sẻ một số cách làm giảm tình trạng đau bụng tới tháng hiệu quả ngay tại nhà như:
Sử dụng thuốc giảm đau là giải pháp tạm thời làm dịu cơn đau bụng kinh
Để trả lời cho câu hỏi “Đau bụng kinh uống thuốc gì?” thì có rất nhiều chị em phụ nữ đã tìm đến sự trợ giúp của thuốc giảm đau để mang lại hiệu quả nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, chị em nên tránh việc lạm dụng thuốc và khi sử dụng cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc làm giảm đau bụng kinh thường được kê đơn như:
-
Paracetamol: Đây là thuốc giảm đau nhẹ, giúp làm giảm hiệu quả các cơn đau bụng do kinh nguyệt gây ra.
-
Thuốc chống viêm NSAIDs: Bao gồm Diclofenac, Ibuprofen, Naproxen, Acid Mefenamic,... Thuốc làm giảm tiết hormone prostaglandin từ đó làm giảm cơn đau bụng kinh.
-
Thuốc tránh thai: Thuốc sẽ giữ cho hormone trong cơ thể ở trạng thái ổn định nhất, ức chế sản xuất prostaglandin và xoa dịu những cơn đau bụng kinh.
Paracetamol giúp làm giảm đau bụng kinh hiệu quả
Massage, chườm ấm bụng giúp giảm cơn đau bụng kinh
Nhiệt độ lạnh là một trong những nguyên nhân khiến cho cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi khi đó khí huyết lưu thông sẽ giảm, chính vì thế mà gây nên những cơn co thắt tử cung bất thường. Do đó, trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em nên chườm ấm bụng dưới bằng túi chườm, chai nước nóng hoặc các miếng dán chuyên dụng. Ngoài ra, chú ý tắm nước ấm, tránh gió lùa để tăng lưu thông khí huyết và giảm tình trạng đau bụng kinh.
Không chỉ chườm ấm bụng mà massage cũng là một cách tuyệt vời để kiểm soát chứng đau bụng tới tháng.
Khi bị đau bụng kinh buồn nôn chị em có thể chườm nóng để giảm đau bụng kinh
Đau bụng kinh uống gì cho hiệu quả – Trà gừng
Gừng không chỉ đơn thuần là 1 loại gia vị được sử dụng trong chế biến món ăn mà nó còn là một vị thuốc tự nhiên. Đặc biệt, tính ấm từ gừng cùng tác dụng tán huyết ứ và giảm đau hiệu quả. Vì vậy, uống trà gừng trong kỳ kinh nguyệt là một lựa chọn được nhiều chị em áp dụng. Bên cạnh đó, gừng cũng chứa các hợp chất chống oxy hóa có tác dụng làm dịu những cơn co bóp tại cơ trơn tử cung, từ đó giúp xoa dịu các triệu chứng đau bụng kinh.
Giảm đau bụng kinh bằng trà gừng an toàn hơn rất nhiều so với các loại thuốc giảm đau.
Đau bụng kinh nên ăn gì?
Bổ sung nguồn thực phẩm dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe cơ thể. Đặc biệt là chị em phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt thì cần bổ sung các thực phẩm như:
- Rau bina, hạt vừng, nấm,... Đây đều là những thực phẩm giàu kẽm - Một chất tác động vào prostaglandin, giúp làm dịu cơn đau.
- Thịt gà, cá và các loại rau xanh sẽ bổ sung thêm sắt cho cơ thể trong kỳ kinh nguyệt.
- Ăn nhiều các loại hạt như quả óc chó, hạnh nhân hay hạt bí ngô vì chúng rất giàu mangan, giúp giảm bớt chứng đau bụng kinh.
Xây dựng lối sống khoa học giúp đẩy lùi cơn đau bụng kinh
Biết được các nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyệt, chị em có áp dụng một số biện pháp sau:
- Hạn chế thức khuya, làm việc quá sức, căng thẳng và ngủ không đủ giấc. Các yếu tố này sẽ khiến hệ thần kinh trung ương bị kích thích đồng thời gây nên những bất thường cho hoạt động co bóp tại cổ tử cung.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách cũng như tránh quan hệ tình dục khi tới tháng.
- Không nên tập các bài tập quá nặng, đi bộ hay ngồi thiền hoặc một số động tác yoga đơn giản cũng sẽ giúp cải thiện hiệu quả cơn đau bụng kinh.
- Tránh sử dụng các chất kích thích hay caffeine. Nếu bạn cần một thức uống để tỉnh táo vào buổi sáng thì một cốc sinh tố trái cây xay cùng rau cải là một lựa chọn tuyệt vời.
Cải thiện cơn đau bụng kinh nhờ sản phẩm thảo dược Phụ Lạc Cao EX
Bên cạnh những giải pháp như trên, các chuyên gia khuyên chị em nên kết hợp sử dụng thêm những sản phẩm thảo dược từ thiên nhiên. Những thành phần thảo dược từ cây thuốc quý trong tự nhiên sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh an toàn và hiệu quả.
Thảo dược tự nhiên không gây tác dụng phụ cho người sử dụng lâu dài.
Phụ Lạc Cao EX - Một sản phẩm hỗ trợ sức khoẻ đã được các nhà khoa học nghiên cứu và bào chế thành công với thành phần nổi bật là N-Acetyl L-cysteine kết hợp cùng với các loại thảo mộc quý như: Đương quy, hương phụ, nga truật (nghệ đen), sài hồ bắc,… có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường lưu thông khí huyết, hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ cũng như tình trạng lạc nội mạc tử cung hiệu quả. Cụ thể:
- Đương quy, hương phụ, nga truật, sài hồ bắc trong đông y đều là những vị thuốc quý có tác dụng bồi bổ, ổn định chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh hiệu quả. Vì vậy mà nó tác động được đến nguyên nhân gốc rễ, giúp hạn chế các rối loạn như: vô kinh, kinh bị vón cục, kinh nguyệt không đều,...
- N-Acetyl-L-Cysteine đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường miễn dịch cùng với khả năng chống oxy hóa rất mạnh, chống gốc tự do, giúp nâng cao hệ miễn dịch, giảm kích thước và sự xâm lấn của các mô lạc nội mạc tử cung an toàn, hiệu quả.
Qua bài viết trên, chị em cũng đã nắm được một số thông tin cơ bản về vấn đề đau bụng kinh cũng như có thể tự áp dụng một số mẹo hiệu quả ngay tại nhà mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên.
Tuy nhiên, để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng này và ngăn ngừa nhiều bệnh phụ khoa, đừng quên sử dụng thêm sản phẩm thảo dược tự nhiên có thành phần chính N-Acetyl-L-Cysteine mỗi ngày.
Nếu bạn còn thắc mắc gì về vấn đề đau bụng kinh, hãy để lại số điện thoại hoặc comment bên dưới, các chuyên gia sẽ tư vấn kỹ lưỡng hơn cho bạn.
>>>Xem thêm: 10 cách chữa đau bụng kinh tại nhà hiệu quả TẠI ĐÂY
Việt Kiều
Tài liệu tham khảo
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/dysmenorrhea
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4148-dysmenorrhea
https://www.acog.org/womens-health/faqs/dysmenorrhea-painful-periods