Rối loạn kinh nguyệt- Bạn không thể chủ quan- Đọc ngay nếu không muốn MANG HỌA CẢ ĐỜI

Bạn có thể mắc bệnh phụ khoa như u xơ tử cung hoặc gặp các bất thường về phụ khoa từ hiện tượng rối loạn kinh nguyệt mà không biết. Phải làm gì khi bị rối loạn kinh nguyệt? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Rối loạn kinh nguyệt xảy ra như thế nào?

Một số phụ nữ trải qua các chu kỳ kinh nguyệt khá dễ dàng và không cần bận tâm gì nhiều. Thời gian chu kỳ kinh của họ được ví chính xác như đồng hồ, bắt đầu và dừng lại gần như cùng một thời gian trong mỗi tháng. Vì vậy, hầu như chúng không gây ra sự bất tiện nào.

Tuy nhiên, những phụ nữ khác lại phải trải qua một loạt các thay đổi mạnh mẽ, triệu chứng khác thường cả thể chất và cảm xúc ngay trước, trong thời kỳ kinh nguyệt. Từ việc bị ra nhiều máu và thời gian của các chu kỳ kinh không đều cũng có thể làm gián đoạn cuộc sống mỗi người theo một cách nhất định.

Thời kỳ kinh nguyệt cho thấy một loạt thay đổi xảy ra với các bộ phận của cơ thể như buồng trứng, tử cung, âm đạo và ngực… Mỗi chu kỳ kinh nguyệt có thời gian trung bình là 28 ngày. Một số người có chu kỳ kinh nguyệt bình thường dài hơn chút; nhưng số khác thì lại ngắn hơn. Thời gian xảy ra kinh nguyệt trung bình kéo dài khoảng 5 đến 7 ngày.

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn khác với các chỉ số này và xuất hiện thêm một số triệu chứng đặc biệt, chứng tỏ bạn đã bị rối loạn kinh nguyệt.

Một số dấu hiệu đặc biệt, đó là: Chảy máu tử cung bất thường (bao gồm chảy máu kinh nguyệt nặng, không chảy máu kinh nguyệt); hoặc chảy máu giữa các thời kỳ (chảy máu kinh nguyệt không đều); đau bụng kinh; hội chứng tiền kinh nguyệt; rối loạn tiền kinh nguyệt…

Chảy máu kinh nguyệt nặng

Một số phụ nữ bị chảy máu rất nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt, tới mức chị em phải thay đổi nhịp sống bình thường để đối phó với sự cố này.

Chảy máu kinh được coi là nặng nếu nó cản trở các hoạt động sinh hoạt học tập và làm việc bình thường ở phụ nữ. Lượng máu kinh trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt bình thường là khoảng 5 – 25ml, nhưng nếu bị chảy máu kinh nguyệt nặng, bạn có thể chảy máu nhiều gấp 10 đến 25 lần con số đó mỗi tháng. Bạn có thể phải thay một băng vệ sinh mỗi giờ, ví dụ, thay vì 3-4 lần một ngày.

 

Đừng chủ quan nếu bạn có các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt bất thường

Chảy máu kinh nguyệt nặng có thể phổ biến ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống của phụ nữ. Đó có thể là những năm thiếu niên, khi bạn bắt đầu kinh nguyệt và vào cuối những năm 40 hoặc đầu những năm 50 tuổi, khi bạn tiến gần đến thời kỳ mãn kinh.

Chảy máu kinh nguyệt nặng có thể do sự mất cân bằng nội tiết tố; bất thường về cấu trúc trong tử cung, chẳng hạn như khối u hoặc u xơ tử cung; hoặc điều kiện y tế…

Nhiều phụ nữ bị chảy máu kinh nguyệt nặng có thể đổ lỗi cho tình trạng của yếu tố kích thích. Cơ thể bạn có thể sản xuất quá nhiều hoặc không đủ estrogen hoặc progesterone - được gọi là hormon sinh sản - cần thiết để giữ cho chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Ví dụ, nhiều phụ nữ bị chảy máu kinh nguyệt nặng không rụng trứng thường xuyên. Sự rụng trứng, khi một buồng trứng chín, xảy ra vào khoảng ngày thứ 14 trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Những thay đổi về mức độ hormone giúp kích thích sự rụng trứng.

Một số tình trạng bệnh lý có thể gây chảy máu kinh nguyệt nặng. Bao gồm các vấn đề về tuyến giáp; rối loạn đông máu; rối loạn chảy máu nhẹ đến trung bình… Một số rối loạn chảy máu đặc trưng bởi quá ít tiểu cầu trong máu; hoặc cơ thể có bệnh như bệnh gan hoặc thận; bệnh bạch cầu; hoặc do dùng thuốc, chẳng hạn như thuốc chống đông máu và một số hormone tổng hợp.

Một số tình trạng liên quan đến phụ khoa khác cũng có thể gây chảy máu nặng bao gồm: Biến chứng từ vòng tránh thai; u xơ tử cung; sẩy thai; thai ngoài tử cung… Các nguyên nhân gây chảy máu quá mức khác bao gồm nhiễm trùng; điều kiện tiền ung thư của tế bào lót tử cung

Vô kinh

Bạn cũng có thể gặp phải vấn đề ngược lại với chảy máu kinh nguyệt nặng nề - đó là không có chút kinh nguyệt nào cả. Tình trạng này được gọi là vô kinh, hoặc sự vắng mặt của kinh nguyệt. Đây là hiện tượng bình thường trước tuổi dậy thì, sau thời kỳ mãn kinh và trong khi mang thai. Nếu không ở trong các giai đoạn này mà vẫn không có kinh nguyệt thì bạn cần đi gặp bác sĩ sớm để biết được tình trạng của mình.

Bệnh thiếu kinh nguyệt thứ phát

Bạn sẽ rơi vào nhóm này khi bạn có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, nhưng đột nhiên bị ngừng trong 3 tháng hoặc lâu hơn. Nó có thể được gây ra bởi các vấn đề ảnh hưởng đến nồng độ estrogen, bao gồm căng thẳng, giảm cân, tập thể dục hoặc bệnh tật.

Ngoài ra, các vấn đề ảnh hưởng đến tuyến yên (chẳng hạn như mức tăng prolactin hormone) hoặc tuyến giáp (bao gồm cường giáp hoặc tuyến giáp) có thể gây ra vô kinh thứ phát. Tình trạng này cũng có thể xảy ra nếu bạn đã có u nang buồng trứng hoặc buồng trứng của bạn được phẫu thuật cắt bỏ.

Đau bụng kinh nặng

Hầu hết phụ nữ đều đã từng bị đau bụng kinh trước hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt ở một số giai đoạn trong cuộc sống của họ. Đối với một số người, đó là một triệu chứng lặp đi lặp lại hàng tháng. Nhưng nếu bị đau bụng kinh dữ dội và dai dẳng, bạn nên tham khảo ý kiến ​​chuyên gia.

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

PMS là một thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả một loạt các triệu chứng về thể chất và tâm lý liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Khoảng 30 - 40% phụ nữ gặp các triệu chứng đủ nghiêm trọng để phá vỡ lối sống của họ.

Có hơn 150 triệu chứng của PMS, phổ biến nhất trong số đó là trầm cảm. Các triệu chứng thường phát triển khoảng 5-7 ngày trước kỳ kinh của bạn và biến mất khi giai đoạn kỳ kinh bắt đầu hoặc ngay sau đó.

Các triệu chứng thể chất liên quan đến PMS bao gồm: Đầy hơi; sưng, đau ngực; mệt mỏi; táo bón; nhức đầu…

Các triệu chứng cảm xúc liên quan đến PMS bao gồm: Sự phẫn nộ; lo âu hoặc bối rối; thay đổi tâm trạng và căng thẳng; khóc và trầm cảm; không thể tập trung…

Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống của phụ nữ, đặc biệt là với những người có chu kỳ kinh nguyệt bất thường. Các vấn đề của chu kỳ kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến thành tích học tập và sự thành công trong công việc của nữ giới. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, chị em trước tiên phải nắm vững kiến thức về chu kỳ kinh nguyệt và các vấn đề liên quan; tiếp đến là phải thăm khám phụ khoa thường xuyên để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường. Khi được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ hạn chế được các hậu quả do bệnh lý gây ra.

Dùng Phụ Lạc Cao EX không còn lo bị rối loạn kinh nguyệt

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyên phụ nữ nên sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt an toàn và hiệu quả. Đi đầu trong dòng sản phẩm này là viên nén Phụ Lạc Cao EX. Sản phẩm là sự kết hợp độc đáo giữa các thành phần thảo dược thiên nhiên, được chọn lọc từ công thức bào chế cao thuốc Phụ Lạc Cao (đan sâm, đương quy, hương phụ, nga truật, sài hồ bắc) giúp hoạt huyết hóa ứ, mát gan nhuận khí, điều kinh giảm đau, nhuyễn kiên hóa tích (làm mềm chỗ cứng làm tan chỗ tụ).

 

Phụ Lạc Cao EX hỗ trợ điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt hiệu quả

Đặc biệt, sản phẩm có bổ sung N-Acetyl L cysteine có tác dụng tăng cường chức năng chống oxy hóa, giảm gốc tự do, giúp tăng cường hệ miễn dịch, vì vậy làm giảm kích thước và sự xâm lấn của các tế bào lạc nội mạc tử cung rất hiệu quả. Hơn nữa, sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén rất tiện sử dụng. Vì vậy, viên nén Phụ Lạc Cao EX là một lựa chọn phù hợp cho những phụ nữ bị đau bụng kinh, lạc nội mạc tử cung, giúp điều hòa các rối loạn trước, trong và sau kinh kì như đau vùng bụng dưới, đau trướng ngực, đau lưng. Đồng thời, sản phẩm giúp điều hòa các rối loạn kinh nguyệt như kinh ra ít, ra nhiều, vón cục, không đều, giúp giảm  triệu chứng khó chịu ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh.

Trong thời gian qua, rất nhiều phụ nữ đã dùng Phụ Lạc Cao EX và cho hiệu quả tích cực. Điển hình là trường hợp của chị Nguyễn Thị Bích Ngọc ở Quận Bình Thạnh, TP HCM bị đau bụng kinh hàng tháng còn kèm theo triệu chứng nôn ói, tiêu chảy rất khó chịu. Nhờ dùng Phụ Lạc Cao EX, chị Ngọc cải thiện được hoàn toàn các triệu chứng này: Ăn ngủ tốt hơn, không còn đau bụng dữ dội, tiêu chảy. Vì vậy chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng cũng trở nên thoải mái, nhẹ nhàng hơn với chị. Xem chị Ngọc chia sẻ TẠI ĐÂY.

Hay như trường hợp của chị Nguyễn Thị Thanh Xuân ở Đồng Nai. Xem ngay chia sẻ của chị Xuân TẠI ĐÂY.

Không chỉ có chị Bích Ngọc và chị Xuân, nhiều phụ nữ khác cũng đã dùng và chia sẻ về hiệu quả tích cực của Phụ Lạc Cao EX trong điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt. Dưới đây là những phản hồi điển hình:

Các chuyên gia đều đánh giá cao hiệu quả của Phụ Lạc Cao EX. Hãy cùng lắng nghe phân tích của PGS. TS Lê Thị Hiền - Nguyên Phó Trưởng khoa Phụ sản – Bệnh viện Y học cổ truyền TƯ về việc điều trị chứng đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt khi dùng sản phẩm Phụ Lạc Cao EX:

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã có thêm thông tin hữu ích về việc phòng ngừa và điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt kịp thời. Nếu có nhu cầu tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt cũng như sản phẩm Phụ Lạc Cao EX, bạn hãy gọi tới số tổng đài miễn cước cuộc gọi 18006105 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 0902207739 để được hỗ trợ tốt nhất.

Nếu có nhu cầu tư vấn thêm về chứng đau bụng kinh và sản phẩm Phụ Lạc Cao EX, bạn hãy gọi tới số tổng đài miễn cước cuộc gọi 18006105 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 0902207739 để được hỗ trợ tốt nhất.

Thu Phương



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích