Chứng đau bụng kinh ở phụ nữ

Đau bụng kinh là hiện tượng phổ biến chiếm 50% phụ nữ. Đau bụng kinh gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày và công việc của chị em. Đặc biệt, đau bụng kinh có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ.

Đau bụng hành kinh được phân làm hai loại: loại nguyên phát và loại thứ phát.

- Dau bung kinh nguyên phát (còn gọi là đau bụng  kinh cơ năng): Người bệnh không phát hiện ra ở cơ quan sinh dục bất cứ biển đổi bệnh lý gì, nhưng vẫn bị đau bụng hành kinh. Hiện tượng này thường gặp ở những phụ nữ dưới 25 tuổi, chưa kết hôn và chưa sinh con. Đau bụng kinh xuất hiện sau chu kỳ rụng trứng.

 Nguyên nhân của đau bụng kinh nguyên phát thường do một số nguyên nhân sau:

+ Các mạch máu co thắt dẫn tới thiếu máu cơ tử cung.

+ Tử cung co bóp quá mạnh, có trào ngược máu kinh ra ổ bụng,...

+ Ống cổ tử cung hẹp làm máu kinh khó thoát ra, hoặc có bất thường về giải phẫu.

+ Ngưỡng chịu đau thấp của cá thể.

+ Tình trạng dễ xúc động.

+ Tử cung kém phát triển,...

- Đau bụng kinh thứ phát (còn gọi là đau bụng kinh thực thể), cơ quan sinh dục của người bệnh có nhiều thay đổi. Bệnh thường gặp ở những người bị bệnh phụ khoa, xảy ra sau nhiều năm không đau. Bắt đầu ở phụ nữ 30-40 tuổi. Và có thể kèm theo rối loạn kinh nguyệt: rong kinh, lượng kinh nhiều, kinh nguyệt lẫn máu cục.

Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh thứ phát thường do các bệnh lý như:

+ Lac noi mac tu cung

+ U xơ tử cung

+ Tư thế tử cung đổ sau

+ Viêm dính tử cung

+ Sẹo chít hẹp lỗ cổ tử cung do có tiền sử phẫu thuật. Polip cổ tử cung, nạo hút thai không an toàn.

Đau bụng kinh có 2 dạng

Đau bụng kinh có 2 dạng

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến đau bụng hành kinh có thể quy về mấy phương diện sau:

- Sự co thắt quá độ của tử cung: Áp lực co thắt tử cung của người đau bụng hành kinh và người bình thường cơ bản là giống nhau. Nhưng do sự co thắt của tử cung duy trì trong thời gian khá dài, lại không dễ thả lỏng hoàn toàn, nên tử cung bị co thắt quá độ dẫn đến đau bụng hành kinh.

- Tử cung co thắt không bình thường, khiến cơ nhẵn tử cung bị thiếu máu, gây đến co thắt, thậm chí co rút cơ tử cung, từ đó xuất hiện đau bụng hành kinh. Nghiên cứu thực nghiệm gần đây cho thấy, huyết áp cao là nhân tố quan trọng tạo thành sự co thắt không bình thường của tử cung.

- Hàm lượng chất prostaglandin (PG) trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung tăng cao. Chất Prostaglandin E2 (PGE2) làm co thắt cơ tử cung. Nhiều thí nghiệm đã chứng minh hàm lượng PG trong máu người đau bụng kinh cao hơn người bình thường. Trong một cơ thể, hàm lượng PGE2 và PGF2a cũng khác nhau, tỷ lệ GPF2a/PGE2 không tương đồng ở những khoảng thời gian khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt. Những kích thích đó có thể dẫn đến sự co thắt không bình thường của cơ tử cung, gây đau đớn.

Ở người bị chứng lạc nội mạc tử cung, quan hệ giữa chứng đau bụng hành kinh và hàm lượng PG càng rõ ràng. Hàm lượng PGF2a trong huyết thanh và dịch khoang bụng của họ cao hơn người không đau bụng hành kinh.

Các yếu tố ảnh hưởng tới đau bụng kinh

Những nhân tố liên quan đến đau bụng hành kinh nguyên phát gồm:
- Thấy kinh lần đầu sớm hoặc muộn: Có điều tra cho thấy mức độ đau và tuổi thấy kinh lần đầu có liên quan đến nhau. Ở người thấy kinh lần đầu sớm, tỷ lệ đau bụng kinh cao, đồng thời mức độ đau cũng nghiêm trọng hơn.

- Hôn nhân và sinh đẻ: Giữa đau bụng kinh và việc kết hôn có liên quan với nhau hay không, hiện còn tồn tại hai quan điểm. Đại đa số cho rằng đau bụng hành kinh không liên quan gì đến hôn nhân. Nhưng không ít người cho rằng sau khi kết hôn, mức độ đau bụng hành kinh ở nhiều phụ nữ giảm hẳn. Điều này đang cần được nghiên cứu lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác.

- Đau bụng hành kinh còn liên quan đến những nhân tố mệt mỏi kéo dài, căng thẳng, thời tiết lạnh hoặc cơ thể quá mẫn cảm.

Những nhân tố liên quan đến hiện tượng đau bụng hành kinh thứ phát:

- Giữ vệ sinh không tốt trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và sau khi sinh, sinh hoạt tình dục quá sớm, quá nhiều dẫn đến chứng viêm tử cung.

- Nạo phá thai hay tác động vào khoang tử cung nhiều lần gây viêm dính nội mạc.

- Tránh thai: Đau bụng hành kinh và các phương pháp tránh thai có ảnh hưởng nhất định với nhau. Đặc biệt, phương pháp đặt vòng thường làm tăng mức độ đau bụng hành kinh. Thuốc tránh thai chứa progestagen có tác dụng làm lỏng cơ nhẵn của tử cung, giảm nhẹ triệu chứng đau bụng do co bóp. Uống thuốc tránh thai có thể giảm tỷ lệ và độ đau của đau bụng hành kinh.

- Ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt và độ dài ngắn của từng chu kỳ: Nhìn chung, độ nghiêm trọng của đau bụng hành kinh và độ dài ngắn của chu kỳ kinh nguyệt không có ảnh hưởng gì đến nhau. Nhưng do đau bụng kinh biểu hiện trong thời kỳ kinh nguyệt nên nếu thời gian hành kinh kéo dài thì thời gian đau bụng kinh cũng bị kéo dài theo.

- Một số nhân tố khác: Có ý kiến cho rằng người béo mập thường dễ bị đau bụng hành kinh; thói quen hút thuốc lá và đau bụng hành kinh luôn có tỷ lệ thuận.

Phụ nữ trước, trong hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện đau bụng thì nên làm gì?

Trước tiên, nên đến bệnh viện kiểm tra phụ khoa một cách tỉ mỉ. Căn cứ vào lý lịch bệnh do người bệnh cung cấp, vào những triệu chứng lâm sàng và kiểm tra, bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác nhất.

Bệnh nhân cần được giám định để xác định triệu chứng đau bụng là do các chứng bệnh khác (như u nang buồng trứng, chửa ngoài tử cung, viêm tiểu khung cấp tính, đẻ non,…) gây nên hay do đau bụng hành kinh gây nên. Việc các chứng bệnh trên bị chẩn đoán nhầm thành đau bụng kinh sẽ dẫn đến điều trị sai, gây những hậu quả không tốt.

Phương pháp trị đau bụng hành kinh chủ yếu là uống thuốc; nhưng tác dụng của tâm lý trị liệu và sự nghỉ ngơi cũng không thể coi nhẹ, đặc biệt là với phụ nữ trẻ tuổi bị đau bụng hành kinh nguyên phát. Khi bắt đầu có kinh, họ thường có những thay đổi về tâm lý như sợ hãi, lo lắng, u uất,… Những phản ứng tâm lý này cũng làm tăng thêm mức độ đau bụng hành kinh.

Uống thuốc để điều trị đau bụng hành kinh là phương pháp không thể thiếu:

- Thuốc có progestagen: Progestagen có tác dụng làm giãn cơ nhẵn của tử cung, ức chế sự co bóp của tử cung, nhờ đó giảm nguy cơ đau đớn. Ngoài ra, việc dùng progestagen vừa phải còn ức chế rụng trứng, giảm tỷ lệ sản sinh prostaglandin.

Cần uống thuốc chứa progestagen trong thời gian ngắn hoặc theo chu kỳ.

+ Uống thuốc trong thời gian ngắn: Bắt đầu khi hết hành kinh được 5-7 ngày, liên tục trong 5-7 ngày’

+ Uống theo chu kỳ: Tương tự như dùng thuốc tránh thai, bắt đầu vào ngày thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt, uống trong khoảng 20 ngày, sau khi dừng thuốc cần chú ý hiện tượng đau bụng kinh. Có thể uống thuốc liền trong 3 chu kỳ.

- Thuốc kháng viêm: Thông qua ức chế quá trình hợp thành các prostaglandin, loại thuốc này làm giảm việc sản sinh prostaglandin; hoặc gián đoạn sự kết hợp giữa prostaglandin với các chất khác. Từ đó, nó trực tiếp kháng lại tác dụng của prostaglandin, đạt đến hiệu quả ngừng đau. Loại thuốc này có thể dùng trong thời gian tương đối dài. Người bị viêm loét dạ dày, có bệnh hô hấp phải thận trọng khi dùng thuốc.

- Thuốc tễ chống lắng đọng canxi: Sự ngưng đọng canxi khi xâm nhập vào tế bào sẽ làm ức chế sự co bóp tử cung. Loại thuốc này có tác dụng phụ như: làm giảm huyết áp, cản trở hô hấp.

- Thuốc Bắc: Làm khí huyết lưu thông, giảm nhẹ cơn đau.

- Thuốc nguồn gốc thảo dược: phụ lạc cao,...

- Phẫu thuật: Nên hạn chế, chỉ dùng khi các loại thuốc trên không có hiệu quả.

Nếu bị đau bụng hành kinh kéo dài, ngoài việc điều trị bằng các loại thuốc kể trên, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh như: chứng lạc nội mạc tử cung, chứng bệnh ở tuyến cơ tử cung. 

 



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích