Những đặc điểm lâm sàng của đau bụng kinh (thống kinh)

Thống kinh hay còn gọi là đau bụng kinh và được chia thành 2 loại là thống kinh nguyên phát , thống kinh thứ phát.

Thống kinh nguyên phát thường thấy ở những phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, chưa kết hôn, chưa sinh con. Bệnh thường khởi phát vào khoảng 1-2 năm sau khi có kinh lần đầu tiên. Thống kinh nguyên phát có các triệu chứng đau vùng bụng dưới, đau dữ dội từng cơn, đau lan ra sau lưng, mỏi các cơ.

Thống kinh nguyên phát là gì?

Thống kinh nguyên phát hay còn gọi là thống kinh vô căn, là hiện tượng đau bụng khi hành kinh của một chu kì kinh có phóng noãn, hiện nay đối với tình trạng này thì nguyên nhân chưa được xác định.

Ngược với thống kinh nguyên phát, thống kinh thứ phát thì biết được nguyên nhân hay bệnh lý cụ thể. Triệu chứng đau bụng trong thống kinh thứ phát giống như thống kinh nguyên phát  nhưng đau thường xuất hiện trước khi hành kinh , đau kéo dài trong suốt chu kì kinh và có thể đau vào các thời điểm khác trong tháng. Thống kinh thứ phát thường xuất hiện muộn sau nhiều chu kì thậm chí nhiều năm, độ tuổi thường gặp là từ 30-40 tuổi

Hiện tượng đau bụng kinh xuất hiện trong một thời gian ngắn trước ngày hành kinh hoặc trong ngày đầu tiên của chu kỳ kinh, có thể kéo dài trong nhiều giờ, thậm chí suốt chu kì kinh. Cơn đau thường xảy ra ở bụng dưới và thắt lưng gây nhiều cảm giác khó chịu cho người bệnh, khoảng 50% phụ nữ có một hoặc nhiều triệu chứng như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, đau đầu, tiêu chảy, đi tiểu nhiều lần... có thể kèm theo các biểu hiện như nhiều mồ hôi, mặt tái nhợt, tay chân lạnh thậm chí hạ đường huyết.. nếu mức độ đau nhiều và dữ dội.

Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh (Ảnh minh họa)

Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh (Ảnh minh họa)

Có một số chuyên gia gia cho rằng phụ nữ sau khi kết hôn, sinh con hoặc mãn kinh, chứng đau bụng hành kinh hay thống kinh có thể tự nhiên giảm đi hoặc mất hẳn. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào chứng minh được đều này, có thể là do sau khi sinh con và mãn kinh nội tiết trong cơ thể thay đổi dẫn đến giảm được tình trạng này.

Chẩn đoan và điều trị đau bụng kinh như thế nào?

Phụ nữ trước, trong hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện đau bụng kinh thì nên làm gì?

Trước tiên, nên đến bệnh viện kiểm tra xem mình đang gặp vấn đề gì. Căn cứ vào bệnh lý do người bệnh cung cấp và những triệu chứng lâm sàng bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác nhất.

Bệnh nhân cần được khám để xác định triệu chứng đau bụng kinh có thể là do các chứng bệnh lý khác (như u nang buồng trứng, thai ngoài tử cung, viêm tiểu khung cấp tính, sinh non…) gây nên. Việc chuẩn đoán nhầm đau bụng kinh (thống kinh) sẽ dẫn đến việc điều trị sai, gây những hậu quả không tốt cho người bệnh.

Phương pháp trị thống kinh hiện nay chủ yếu là dùng thuốc nhưng tâm lý và chế độ nghỉ ngơi cũng cần được quan tâm vì nó có ảnh hưởng đến khả năng đau, Khi bắt đầu có kinh, họ thường có những thay đổi về tâm lý như sợ hãi, lo lắng, trầm cảm, stress… Những phản ứng tâm lý này cũng làm tăng thêm mức độ đau bung kinh.Thông kinh nguyên phát khi khám phụ khoa không phát hiện một dấu hiệu đặc biệt nào, khi bị đau bụng do thống kinh nguyên phát có thể dùng một số biện pháp như nước nóng để chườm, không dùng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá ngoài ra chị em có thể bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cũng có tác dụng giảm đau.

Phương pháp điều trị đau bụng kinh.

- Thuốc có chứa progestagen có tác dụng làm giãn cơ nhẵn của tử cung, ức chế sự co bóp của tử cung, nhờ đó giảm được tình trạng đau. Tuy nhiên việc dùng progestagen sẽ làm ức chế rụng trứng, giảm tỷ lệ sản sinh prostaglandin và giảm khả năng thụ thai

Cần uống thuốc chứa progestagen trong thời gian ngắn hoặc theo chu kỳ.

+ Dùng thuốc trong thời gian ngắn có thể dùng bắt đầu khi sạch kinh được 5-7 ngày và dùng liên tục trong 5-7 ngày.

+ Có thể dùng theo chu kỳ: Cách dùng tương tự như dùng thuốc tránh thai, bắt đầu vào ngày thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt, uống trong khoảng 20 ngày, sau khi dừng thuốc cần theo dõi mức độ đau của khi hành kinh. Có thể uống thuốc liên tục trong 3 chu kỳ kinh

- Dùng thêm thuốc kháng viêm: Thông qua ức chế quá trình hợp thành các prostaglandin, loại thuốc này làm giảm việc sản sinh prostaglandin, hoặc gián đoạn sự kết hợp giữa prostaglandin với các chất khác. Từ đó, nó trực tiếp kháng lại tác dụng của prostaglandin, đạt đến hiệu quả giảm đau. Loại thuốc này có thể dùng trong thời gian tương đối dài cần chú ý là người bị viêm loét dạ dày, có bệnh hô hấp phải thận trọng khi dùng thuốc.

- Thuốc tễ chống lắng đọng canxi: Sự ngưng đọng canxi khi xâm nhập vào tế bào sẽ làm ức chế sự co bóp của tử cung. Loại thuốc này có những tác dụng phụ như: làm giảm huyết áp, cản trở hô hấp.

- Ngoài dùng thuốc tây thì có thể điều trị thêm thuốc đông y: Làm khí huyết lưu thông, giảm nhẹ cơn đau.

- Phương pháp phẫu thuật: Cần cân nhắc khi thực hiện điều trị bằng phẫu thuật, cần dựa vào nhiều yếu tố tuổi tác mức độ bệnh và khi điều trị thuốc không hiểu quả. Nên hạn chế sử dụng biện pháp này nếu cần thiết.

Nếu bị đau bụng kinh kéo dài, ngoài việc điều trị bằng các loại thuốc kể trên, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh như: chứng lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trưng, u xơ tử cung, viêm dính tử cung...

Ngoài các phương pháp điều trị nói trên, hiện nay các bác sĩ và chị em đang tin tưởng sử dụng sản phẩm thảo dược hoàn toàn từ thiên nhiên đó là cao thuốc Phụ Lạc Cao trong điều trị đau bụng kinh va lạc nội mạc tử cung. Phụ Lạc Cao đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng giảm đau bụng kinh tại bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, kết quả cho thấy 90% bệnh nhân giảm đau bụng kinh; 51,7% bệnh nhân hết đau bụng kinh. Điểm VAS giảm từ 8,9 ± 1,2  xuống 2,2 ± 2,1;  ngưỡng cảm giác đau tăng 431,0 ± 84,6 lên 819,9 ± 134,4; thời gian đau bụng kinh trung bình trong mỗi chu kỳ giảm từ 18,2 ± 4,8 giờ xuống 5,9 ± 5,2 giờ (p< 0,01). Lượng kinh, màu sắc kinh được cải thiện, không còn bệnh nhân nào có máu cục. Hầu như không có tác dụng phụ trừ 9,9% bệnh nhân gặp vấn đề buồn nôn, nóng bụng nhưng chỉ trong lần đầu sử dụng thuốc. Không làm thay đổi các chỉ số huyết học và sinh hóa.

Phụ Lạc Cao cũng có hiệu quả trong điều trị lạc nội mạc tử cung thể nhẹ và vừa, phòng ngừa tái phát sau phẫu thuật. Tác dụng này cũng được nghiên cứu tại bệnh viện phụ sản TW, bệnh viện Từ Dũ trên 90% giảm triệu chứng đau bụng kinh, thu nhỏ kích thước khối lạc nội mạc, giúp điều trị bảo tồn và phòng ngừa tái phát lạc nội mạc tử cung, an toàn cho người sử dụng.

Hy vọng bài viết giúp chị em có thêm nhiều thông tin bổ ích để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Để cập nhật thêm các kiến thức về đau bụng kinh và các bệnh phụ khoa khác, chị em có thể truy cập vào website https://daubungkinh.online/ để tìm hiểu thêm thông tin.



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích