Vào lúc 14h30 ngày 14/11/2013, trên website www.tuvansuckhoe24h.com.vn sẽ diễn ra buổi tư vấn trực tuyến chủ đề:“Điều trị hiệu quả dau bung kinh và rối loạn kinh nguyệt” với sự tham gia của PGS.TS Lê Thị Hiền – Nguyên Phó Trưởng khoa Phụ, bệnh viện Y học cổ truyền TƯ. Quý vị quan tâm có thể theo dõi trực tuyến và tham gia giao lưu bằng cách đặt câu hỏi ngay từ bây giờ TẠI ĐÂY.
Dau bung kinh (hay còn gọi là thong kinh) là hiện tượng đau bụng dưới lúc sắp thấy kinh, trong kỳ hành kinh hoặc có thể kéo dài sau khi hết kinh một vài ngày. Cơn đau tập trung ở vùng bụng thấp dưới rốn, có thể lan ra cột sống, lan xuống hai đùi, kèm theo các triệu chứng như: đau đầu, căng vú, buồn nôn,... Với đa số phụ nữ, cảm giác đau bụng kinh thường gây mệt mỏi. Đặc biệt, có một số người, cơn đau ở mức không thể chịu nổi, khiến họ cảm thấy khốn khổ và kiệt sức, làm ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hàng ngày cũng như công việc và học tập.
Đau bụng kinh được chia làm 2 loại là sinh lý và bệnh lý. Đau bụng kinh sinh lý xảy ra ở tuổi dậy thì, hay nói đúng hơn là ngay vòng kinh đầu tiên có phóng noãn (rụng trứng). Đau bụng kinh bệnh lý xảy ra sau nhiều năm hành kinh không đau, nay mới đau. Đau bụng kinh bệnh lý có thể là triệu chứng của một số căn bệnh phụ khoa như: u xơ tử cung, viêm dính tử cung và đặc biệt, lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân thực thể rõ nét nhất gây đau bụng kinh. Thực tế, để phân biệt rõ ràng giữa hai loại đau bụng kinh trên là rất khó. Do vậy, khi thấy đau bụng kinh kéo dài, chị em nên đi khám bác sĩ sản phụ khoa để xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.
Một chứng bệnh khác cũng hay gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản là rối loạn kinh nguyệt. Đây là bất thường ở tuổi bắt đầu hành kinh, tuổi mãn kinh quá sớm hoặc quá muộn, về chu kỳ và số ngày hành kinh, lượng máu kinh, biểu hiện đau bụng kinh,… Đối với người phụ nữ, việc cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn, ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sức khỏe sinh sản. Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn đều có thể gây khó khăn cho việc thụ thai.
Nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt có thể do vấn đề nội tiết, ăn uống kém, thiếu chất, tinh thần căng thẳng bởi những áp lực trong công việc, học tập, lạm dụng thuốc kháng sinh, ăn thực phẩm lạnh ngày “đèn đỏ”… Những phụ nữ tăng cân hoặc giảm cân đột ngột cũng gây rối loạn kinh nguyệt.
Chứng đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt không chỉ làm tăng gánh nặng về mặt tinh thần, sự bất tiện trong sinh hoạt mà còn là biểu hiện của một số bệnh lý trong cơ thể như: u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.
Hiện nay, để điều trị đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt, các bác sĩ cần xác định nguyên nhân gây bệnh trước khi chỉ định phương pháp điều trị cụ thể. Các loại thuốc được chỉ định thường là thuốc chứa hormon nội tiết, thuốc chống co thắt, giảm đau,… Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ.
Vì vậy, vấn đề cấp bách là cần nâng cao sự hiểu biết cho cộng đồng về những chứng bệnh này. Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ cần được nghỉ ngơi nếu mệt mỏi trong kỳ kinh kết hợp xoa bóp, chườm nóng vùng bụng dưới, không dùng chất kích thích và hạn chế tiếp xúc khói thuốc lá. Bên cạnh đó, chị em có thể sử dụng các thuốc nguồn gốc thảo dược đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng điều trị hiệu quả đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt và an toàn khi dùng lâu dài.
Để được tìm hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt một cách hiệu quả, an toàn, đồng thời được chuyên gia đầu ngành tư vấn, giải đáp những thắc mắc liên quan đến những chứng bệnh này, quý vị có thể tham gia chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Điều trị hiệu quả đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt” hoặc đặt câu hỏi ngay từ bây giờ tại website www.tuvansuckhoe24h.com.vn.