Rối loạn kinh nguyệt không nên coi thường

Rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyet khong deu là chứng bệnh  xảy ra rất phổ biến ở các chị em phụ nữ. Rối loạn kinh nguyệt không chỉ gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt cũng như sức khỏe mà còn có thể gây vô sinh ở nữ.

Kinh nguyệt là hiện tượng ra huyết có chu kỳ hàng tháng từ tử cung ra ngoài âm đạo, do bong niêm mạc tử cung dưới ảnh hưởng của hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone.

Thông thường người phụ nữ bắt đầu hành kinh vào khoảng 13-16 tuổi, nhưng cũng có thể sớm hơn, 10 tuổi vẫn được coi là bình thường. Tuổi mãn kinh tức là tuổi hết hành kinh vĩnh viễn, trung bình vào 45-50 tuổi. Kỳ hành kinh đầu tiên đánh dấu sự chín muồi về hoạt động nội tiết của hệ thống vùng dưới đồi- tuyến yên- buồng trứng, sự dậy thì về sinh dục. Hiện tượng mãn kinh, sự suy tàn về hoạt động của buồng trứng.

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là 28 ngày (từ 23-35 ngày). Số ngày ra kinh trung bình là 3-5 ngày, lượng máu kinh trung bình 30-50 ml, tính chất máu kinh đỏ thẫm, không đông, có lẫn các mảnh vụn của tế bào niêm mạc tử cung.

Chu kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ thường không đau bụng, nhưng có thể đau thắt lưng, mỏi lưng, và có cảm giác căng đầy bụng dưới.

Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường về tuổi bắt đầu hành kinh, tuổi mãn kinh, quá sớm hoặc quá muộn, về chu kỳ và số ngày hành  kinh quá  dài hoặc quá ngắn, về số lượng máu kinh quá nhiều hoặc quá ít, về những triệu chứng đau đớn hoặc khó chịu trong khi hành kinh, về tình trạng không phóng noãn trong kỳ kinh,… Nói chung, đó là triệu chứng, dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau. Một bệnh nhân có thể mang nhiều biểu hiện về rối loạn kinh nguyệt khác nhau. Ví dụ, lac noi mac tu cung có thể vừa gây thong kinh (dau bung kinh), vừa gây rong kinh. Ngược lại, một biểu hiện rối loạn kinh nguyệt có thể do nhiều bệnh gây ra, ví dụ rong kinh có thể do u xơ tử cung, do rối loạn động máu, do lạc nội mạc tử cung.

Một số rối loạn kinh nguyệt thường thấy như: vô kinh, vòng kinh không phóng noãn, rong kinh rong huyết, thống kinh,…

Cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai, dẫn tới hiếm muộn, thậm chí vô sinh ở nữ.

Chukỳ kinh nguyệt kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể. Vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm “vùng kín như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng,…

Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây nên bệnh thiếu máu, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu.

Rối loạn kinh nguyệt chỉ là những biểu hiện, những triệu chứng bệnh, bản thân chúng không phải là bệnh, cũng không phải là nguyên nhân bệnh mà là hậu quả của bệnh. Do đó, việc tìm nguyên nhân là rất quan trọng. Trong việc phát hiện những nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt thì phát hiện những nguyên nhân thực thể là điều cần thiết, phải làm trước tiên vì đó là những nguyên nhân nguy hiểm, có thể ảnh hưởng lớn đến tính mạng của người bệnh. Hơn nữa, biết nguyên nhân để điều trị sẽ dẫn đến kết quả khỏi bệnh triệt để.

Để điều trị rối loạn kinh nguyệt, bên cạnh việc điều chỉnh lối sống ra thì việc dùng thuốc là cần thiết. Song cần lưu ý rằng việc sử dụng thuốc cần phải theo chỉ định của bác sỹ sau khi đã biết nguyên nhân bệnh.

Hiện nay, các chị em có xu hướng sử dụng các thuốc có nguồn gốc thảo dược an toàn mà hiệu quả. Điển hình trong nhóm sản phẩm này là sản phẩm Phụ Lạc Cao. Với thành phần chính là nga truật (nghệ đen) giúp lưu thông khí huyết, điều kinh, kết hợp với các thành phần khác có tác dụng điều hòa miễn dịch, hoạt huyết, khứ ứ như đan sâm, đương qui, sài hồ, xích thược,…Phụ lạc cao có tác dụng giúp điều hòa miễn dịch, điều hòa kinh nguyệt và khí huyết, cân bằng âm dương, dùng hỗ trợ và điều trị rối loạn kinh nguyêt, đau bụng kinh, lạc nội mạc tử cung, vô sinh do lạc nội mạc tử cung,… Tác dụng của Phụ Lạc Cao đã được chứng minh qua nghiên cứu tại Đại học Y Hà Nội trên 60 sinh viên nữ bị đau bụng kinh trong thời gian 3 tháng. Kết quả cho thấy: 90% trường hợp giảm đau bụng kinh; 100% đối tượng sau điều trị hết kinh nguyệt vón cục; thuốc không ảnh hưởng tới chức năng gan, thận và cơ quan tạo máu. 



Bình luận

  • Hà Hằng
    Hà Hằng - Gửi lúc 15:10 31/01/2016
    cho em hoi: tháng trước em bị kinh nguyệt vào ngày 19 nhưng đến tháng này đến 31 rồi mà vẫn chưa thấy j. Liệu có gây ảnh hưởng gì lớn k ạ. Bình thường kinh nguyệt em không đều nhưng chỉ chênh nhau có 4, 5 ngày. Nhưng tháng này chênh hơn 10 ngày. Vậy cho hỏi là có ảnh hưởng gì lớn k ạ? Xin cảm ơn!
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn! nếu chu kì kinh của bạn hàng tháng chỉ chếnh nhau ở một mức nhất định thì đó cũng không hẳn là kinh không đều. Chậm kinh có nhiều nguyên nhân, do dinh dưỡng, công việc áp lực, căng thẳng, stress, nghỉ ngơi không hợp lý, do ảnh hưởng từ thuốc tránh thai, rối loạn nội tiết.. bạn cần tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục. Bạn cần phải theo dõi thêm nếu tháng tới vẫn không có kinh thì bạn cần đi khám để tìm nguyên nhân và khắc phục.
      Chúc bạn nhiều sức khỏe.
4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích