Rối loạn kinh nguyệt là chu kỳ kinh nguyet khong deu và không ổn định, lượng máu mất đi sau những ngày hành kinh quá ít hoặc quá nhiều. Chậm kinh, thưa kinh, ít kinh, xuất huyết giữa kỳ kinh, thong kinh, vô kinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, kinh nguyệt không đều (rối loạn kinh nguyệt) ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh. Nhưng thực tế rằng, không phải bất kì dấu hiệu bất thường nào cũng ảnh hưởng đến quá trình mang thai.
Chính bởi những phụ nữ không thụ thai được ít nhiều đều có triệu chứng hành kinh không đều nên nhiều người cho rằng kinh nguyệt không đều là nguyên nhân làm cho chị em không thể thụ thai. Thực tế thì kinh nguyệt không đều là một tín hiệu cảnh báo sự khó thụ thai chứ không phải là nó là nguyên nhân chính.
Nguyên nhân chính là do chị em mắc một số bệnh và bệnh này gây tác động làm cho kinh nguyệt không đều và khiến chị em khó có thai và dễ dẫn đến vô sinh.
Nếu hiện tượng kinh nguyệt không đều chỉ xảy ra đôi lần, đặc biệt trong thời kỳ đầu của hành kinh và thời kỳ tiền mãn kinh, thì nó thường ít liên quan đến bệnh lý thực thể. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này có tính chất thường xuyên và kéo dài thì đừng nên xem thường, vì đây có thể là triệu chứng của các bệnh phụ khoa có liên quan đến buồng trứng, tử cung, hay gặp nhất là hội chứng đa nangbuồng trứng.
Các bác sĩ chuyên khoa cũng lưu ý, những người gặp phải hội chứng đa nangbuồng trứng thường có tỷ lệ vô sinh rất cao. Nếu không được điều trị sớm, họ sẽ dễ lâm vào tình trạng không phóng noãn kéo dài, có thể dẫn đến ung thư nội mạc tử cung.
Ngoài ra, hiện tượng kinh nguyệt không đều còn có thể bắt nguồn từ lối sống thiếu khoa học như mất cân đối về dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu chất đạm, thiếu vitamin hoặc tinh thần không ổn định, căng thẳng do công việc, học tập, do môi trường sống, điều kiện làm việc, tình cảm riêng tư…
Một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt là dau bung kinh. Không phải tất cả phụ nữ đều phải chịu đựng những cơn đau bụng khó chịu mỗi khi thời kỳ đèn đỏ đến, nhưng một số người bị đau bụng rất dữ dội. Nguyên nhân có thể là do:
- Những cơn co thắt: tử cung của bạn co thắt trong suốt chu kỳ kinh nguyệt
- Lạc nội mạc tử cung: Nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung
- U xơ (thường là lành tính)
Những cơn co thắt tuy khó chịu, đau đớn nhưng không ảnh hưởng đến khả năng mang thai của bạn. Tuy nhiên, bạn nên cảnh giác với 2 trường hợp còn lại- cả bệnh lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung đều khiến bạn khó mang thai.
Các chuyên gia cho biết: “Những người bị bệnh này có thể vẫn có kinh nguyệt đều đặn và vẫn rụng trứng. Nhưng nếu kinh nguyệt của bạn thất thường, kèm theo những cơn đau bụng dữ dội mỗi khi đến chu kỳ, bạn nên đi khám”.
Bị ra máu bất thường cũng là một trong số những rối loạn kinh nguyệt thường gặp. Đây là một vấn đề rất quan trọng, cần được các chị em quan tâm đúng mức, nhất là những chị em đang muốn mang thai và sinh con.
Cổ tử cung
Nếu bạn đã từng làm thủ thuật cắt bỏ polyp cổ tử cung hoặc phẫu thuật loại bỏ các mô có khả năng tiền ung thư cổ tử cung thì bạn có nhiều khả năng bị mô sẹo ở cổ tử cung và mô sẹo này có thể ảnh hưởng đến việc thụ thai hoặc sự phát triển của thai nhi sau khi đã hình thành. "Trong một số trường hợp, mô sẹo có thể bít kín cả cổ tử cung", Tiến sĩ Sasson cho biết.
Trong trường hợp sức khỏe của cổ tử cung không tốt, bạn không thể thụ thai theo cách tự nhiên thì bác sĩ sẽ xem xét đến khả năng sinh sản như thụ tinh trong tử cung (IUI ), trong đó tinh trùng được trực tiếp đặt trong tử cung.
Bệnh lạc nội mạc tử cung
EndometriosisIf là các tế bào lót tử cung (gọi là nội mạc tử cung). Nội mạc tử cung là lớp lót bên trong tử cung, thường bong ra khi hành kinh và được tái tạo khi sạch kinh. Nhưng khi bị lạc nội mạc tử cung thì lớp nội mạc này không thải ra theo con đường tự nhiên mà trào ngược trở lại vào ống dẫn trứng. Nó có thể thấm vào khoang bụng, bàng quang, trực tràng, thậm chí vào buồng trứng, tạo nên những vết "chai, sẹo" và cứ thế phát triển.
Lạc nội mạc tử cung có thể gây ra vô sinh, hiếm muộn do nó làm giảm dự trữ noãn ở buồng trứng, ảnh hưởng đến chức năng phóng noãn (trứng không lớn) và ngăn cản tinh trùng gặp trứng.